Pages
Trang Chủ
Diễn Đàn
Tôn Giáo
VH Nghệ Thuật
Tư Liệu
Thế Giới
Hoa Kỳ
Khám Phá
Trang Cũ
Tuesday, October 15, 2013
• Thực hư về đe dọa Mỹ vỡ nợ
Capitol, trụ sở Quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ (
ảnh chụp sáng 15/10/2013)
REUTERS
Nguyễn Xuân Nghĩa / Thanh Hà
48 giờ trước hạn định Hoa Kỳ phải nâng trần nợ công, Hành pháp và Quốc hội lưỡng viện vẫn chưa tìm ra đồng thuận. Cả thế giới nói tới kỳ hạn 17/10/2013, khi cường quốc kinh tế số 1 toàn cầu bị đe dọa « mất khả năng thanh toán ». Nhưng các thị trường tài chính thế giới và kể cả hai chủ nợ lớn nhất của Mỹ là Trung Quốc và Nhật Bản vẫn bình tĩnh.
Về phần các cơ quan thẩm định tài chính, trước mắt cũng chưa một ai lên tiếng đe dọa hạ điểm tín nhiệm đối với nợ công của Hoa Kỳ. Trong khi đó mọi người còn nhớ rằng vào năm 2011, khi Washington đàm phán để nâng trần nợ công thì cũng là lúc Standard & Poor's hạ điểm tín nhiệm của Mỹ. Khi đó tổng nợ công của Hoa Kỳ tương đương với 10 % GDP chứ không chỉ là gần 4 % như hiện tại.
Giải thích cho thái độ điềm tĩnh đó của quốc tế các chuyên gia cho rằng, hạn định 17/10/2013 được chính giới Hoa Kỳ nêu lên như là một cột mốc « quyết định », nhưng trên thực tế hạn ngày 17 tháng 10 nặng về ý nghĩa chính trị hơn là kinh tế.
Cụ thể là trong 48 giờ nữa nếu Nhà Trắng và Hạ Viện do đảng đối lập Cộng hòa chiếm đa số không tìm ra đồng thuận để nâng trần nợ công của Hoa Kỳ, thì bộ Tài chính vẫn còn một khoản dự trữ khoảng 30 tỷ đô la để thanh toán nợ đáo hạn, đài thọ những khoản chi tiêu cấp bách nhất. Nhưng kể từ cột mốc thời gian đó, về phương diện pháp lý, chính phủ Mỹ không được quyền đi vay thêm để trang trải các hóa đơn đến kỳ phải trả. Đó sẽ là một vấn đề đau đầu khi bộ Tài chính phải thanh toán 6 tỷ đô la tiền lãi cho các chủ nợ vào ngày 01/11/2013 và cùng ngày, phải xuất ra 55 tỷ đô la để trả các khoản an sinh xã hội : lương hưu cho người già, phụ cấp cho lính, hay bảo hiểm y tế cho người tàn tật …
Trong trường hợp Hạ viện vẫn chưa đồng ý nâng trần nợ công từ nay cho đến hết ngày 31/10/2013 thì điều gì sẽ xảy tới ? Có ba kịch bản được đưa ra : một là chính quyền Mỹ bắt buộc phải mạnh tay cắt giảm chi tiêu công cộng để duy trì mức nợ công ở dưới ngưỡng quy định như hiện nay là 16.700 tỷ đô la (tương đương với 3,9 % GDP). Giải pháp thứ nhì là tổng thống Obama sử dụng điều khoản Tu chính 14, cho phép ông đơn phương nâng trần nợ công.
Kịch bản thứ ba là Hoa Kỳ sau ngày 01/11/2013 rơi vào tình trạng « tạm thời mất khả năng thanh toán ». Trong trường hợp thứ ba này, nước Mỹ sẽ đánh mất niềm tin nơi các nhà đầu tư trên thế giới, bởi vì từ trước đến nay, công trái của Hoa Kỳ vẫn được coi là « an toàn » nhất.
Khi mà các nhà đầu tư cho rằng mua công trái phiếu có rủi ro cao thì điều đó cũng có nghĩa là chính phủ Mỹ sẽ phải đi vay tín dụng với lãi suất cao hơn. Mọi người còn nhớ rằng vào thập niên 1970 do một sự cố kỹ thuật về điện toán, Hoa Kỳ đã tạm thời mất khả năng thanh toán trong một vài giờ. Hậu quả là trong một thời gian dài, Washington đã phải đi vay với lãi suất cao hơn đến 0,6 %.
Trong bối cảnh hiện tại, khi mà kinh tế Hoa Kỳ chưa thực sự vững vàng sau khủng hoảng tài chính 2008, nếu đe dọa bị « mất khả năng thanh toán » đẩy lãi suất của Mỹ lên cao thì nước Mỹ của ông Obama sẽ lại rơi vào một chu kỳ suy thoái.
Trước khi phân tích về thực hư chung quanh đe dọa nước Mỹ bị « vỡ nợ », xin được lưu ý rằng, cụm từ « vỡ nợ » hay « mất khả năng thanh toán » dùng để nói về khủng hoảng của Hoa Kỳ hiện nay không hoàn toàn chính xác bởi Mỹ không trong hoàn cảnh bị đẹ dọa như là Hy Lạp hay một vài quốc gia khác trong khối euro, khiến họ đã phải cầu cứu quốc tế.
Để hiểu rõ hơn về những tranh cãi trên mức trần nợ công Hoa Kỳ và tác động của nó, ban Việt ngữ RFI một lần nữa đã mời chuyên gia kinh tế Mỹ, Nguyễn Xuân Nghĩa tham gia vào tạp chí hôm nay. Theo ông ít có hy vọng Hạ viện và chính phủ Obama đạt được đồng thuận về mức trần nợ trước thời hạn ngày 17/10/213
Nguyễn-Xuân Nghĩa:
Diễn tiến bề mặt của trận đấu tuần qua là Hạ viện Cộng Hoà đề nghị nhiều giải pháp mà đều bị Chính quyền Obama bác bỏ nên tạm lui từ Thứ Sáu 11/10/2013, để trận đấu chuyển qua Thượng viện, nơi đảng Dân Chủ giữ đa số và bên Cộng Hoà có lập trường ôn hòa hơn. Suốt cuối tuần, lãnh đạo hai đảng tại Thượng Viện ráo riết thương thuyết và qua trưa ngày 14/10/2013 thì hy vọng chớm nở, nên Tổng thống Obama quyết định đình hoãn việc gặp lãnh tụ hai đảng trong Quốc hội vào buổi chiều để đợi hai đảng hoàn tất một đề nghị chung. Tuy nhiên, thỏa hiệp của Thượng viện vẫn phải trở lại Hạ viện để có chung quyết trước kỳ hạn 17/10/2013. Lạc quan lắm thì đôi bên sẽ lại trì hoãn bằng giải pháp tạm cho qua năm tới theo kiểu đá bóng ra biên và suốt ba năm tới, năm nào cũng có tranh luận như vậy.
RFI :
Không đạt được đồng thuận trước kỳ hạn như vậy thì liệu nước Mỹ có bị « vỡ nợ » như là các phương tiện truyền thông thường nói tới ?
Nguyễn Xuân Nghĩa :
Chuyện này khá rắc rối. Tôi xin được trình bày vắn tắt như sau : Thứ nhất là định nghĩa pháp lý và tấm lịch. Cả thế giới lẫn đa số dư luận Mỹ cứ nói đến kỳ hạn 17 Tháng 10 là khi Hoa Kỳ có thể bị vỡ nợ nếu Quốc hội không nâng định mức đi vay quá con số 16.700 tỷ đô la hiện nay. Sự thật không là vỡ nợ, -vỡ nợ là khi món nợ vượt quá tài sản của quốc gia nên chính quyền không trả được nợ- mà chỉ là một vụ lỗi hẹn trả nợ hay "vi ước" khi mà khách nợ không thanh toán được một số nợ đáo hạn. Tôi xin lấy một thí dụ: khách nợ có tài sản là ngôi nhà và món nợ lớn về tín dụng địa ốc và vẫn có thu nhập bình thường nhưng tạm thời không thanh toán được khoản nợ đáo hạn của thẻ tín dụng. Đây là điều bất tiện khi các chủ nợ lớn nhỏ đều biết tình trạng này và có thể đòi tiền lời cao hơn để tránh rủi ro, nhưng bất tiện chứ chưa là vỡ nợ hay phá sản. Hoá ra hai phe trong cuộc cứ đưa kỳ hạn vỡ nợ này ra để hăm dọa quần chúng và tác động vào thị trường.
Thực tế thì mỗi tháng ngân sách liên bang Mỹ vẫn thu vào 250 tỷ đô la tiền thuế và phải trả tiền lời đi vay là 20 tỷ và bộ Ngân khố còn khả năng du di nhiều khoản chi theo một ưu tiên khác để thanh toán các món nợ đáo hạn sau ngày 17/10/2013. Việc du di hay thay đổi ưu tiên đó cũng nằm trong các đề mục đang được tranh cãi. Nhưng song song, đồng hồ vẫn nhảy nên mùng 01/11/2013 này lại đến kỳ trả tiền an sinh xã hội, hay ngày 15/11/2013 sẽ phải trả nợ trái phiếu, và đấy mới là những lằn ranh khó lùi.
Trong khi ấy, vấn đề căn bản vẫn là Hoa Kỳ bị bội chi quá lớn, cứ chi ra trăm đồng là phải vay gần hai chục bạc. Hoặc năm tới phải vay thêm 700 tỷ, 10 năm tới phải vay 5 ngàn tỷ. Việc ấy không thể kéo dài và là mối nguy thật sự cho nước Mỹ, chưa kể các khoản cam kết của quỹ hưu bổng An sinh Xã hội hay nghĩa vụ thanh toán quỹ Bảo hiểm Y tế Medicare hay Trợ cấp Y tế Medicaid. Nếu Mỹ bị vỡ nợ thì là do các quỹ tín thác này khi giới cao niên sinh sau Thế chiến II ào ạt về hưu với tuổi thọ cao hơn và yêu cầu về y tế đắt hơn !
RFI :
« Lằn ranh đỏ » không phải là ngày 17/10 và cốt lõi vấn đề không nằm ở chỗ nâng trần nợ công của Hoa Kỳ. Căn nguyên nguồn cội vẫn là Hoa Kỳ đang bội chi quá lớn. Mà để giải quyết vấn đề này, thì bắt buộc hai vế chính trị và kinh tế phải đi song song với nhau.
Nguyễn-Xuân Nghĩa :
Chính trường Hoa Kỳ vẫn bị cái lá che mắt là lịch bầu cử. Hai cuộc bầu cử 2014 và 2016 sắp tới khiến đôi bên lại đổ lỗi cho nhau để giành phiếu mà cuối cùng vẫn chỉ là tìm giải pháp thỏa hiệp. Ngón võ này có xảy ra hồi tháng 8/2011 khiến trái phiếu Hoa Kỳ bị sụt cấp mà hai đảng chưa dứt khoát giải quyết và đành thả nổi cho biện pháp tự động giảm chi gọi là "séquestration". Chính là những biện pháp tự động ấy góp phần thu hẹp bội chi ngân sách dù Chính quyền Obama cứ báo động về tai họa suy trầm vào đầu năm nay. Có lẽ vì vậy mà lần này thị trường tại Mỹ không mấy rúng động. Chỉ dấu hốt hoảng trên thị trường cổ phiếu như chỉ số VIX vẫn lửng lơ dưới điểm 20 thay vì tăng vọt lên gần 80 vào năm 2008 hay quá 40 điểm vào giữa năm 2011.
RFI : Trong trận đấu trên chính trường Mỹ hiện nay thì ai thắng, ai thua hay chỉ đem lại hậu quả tai hại cho kinh tế ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa:
Thuần về chính trị thì một thiểu số cực đoan trong đảng Cộng Hoà có chủ trương tối đa là lồng hồ sơ Obamacare vào trận đấu ngân sách và gây chấn động cho đảng mà không giỏi tuyên truyền nên đã tặng một món quà bất ngờ cho Tổng thống Obama. Thế rồi, được lợi thế đó, đảng Dân Chủ lại đòi tối đa và quyết không nhượng bộ nên cũng làm dân chúng thất vọng. Khi nhược điểm của đạo luật cải tổ y tế Obamacare ngày càng tỏ lộ thì kết quả sẽ là sự bất ngờ khác cho cuộc bầu cử năm tới.
Chuyện trầm trọng hơn chính là hiện tượng phân cực của chính trường Hoa Kỳ khi các thiểu số ở cả hai cánh tả hữu có những đòi hỏi cực đoan về chuyện vặt mà không giải quyết một cử nợ chình ình trước mắt nên khiến quần chúng ôn hòa ở giữa chán nản. Họ không mấy tín nhiệm Quốc hội và giới dân cử, hết thiết tha đến việc đi bầu và nhường cái loa cho những kẻ ồn ào nhất. Trong hiện tại, có lẽ đấy mới là vấn đề nghiêm trọng của chính trường Hoa Kỳ.
RFI :
Dù muốn hay không thì uy tín của Mỹ đối với các đối tác quốc tế cũng đang bị sứt mẻ.
Nguyễn-Xuân Nghĩa:
Dĩ nhiên là họ coi thường nước Mỹ, với lời mỉa mai dễ hiểu là "Xứ này lạ thật!", hoặc "Ai lại lãnh đạo một quốc gia như vậy?" Trong khi đó các chủ nợ quốc tế của Hoa Kỳ là giới đầu tư trên thị trường trái phiếu thì có cái nhìn bi quan hơn giới đầu tư Mỹ. Điều ấy được thấy ở phân lời gia tăng của loại bảo hiểm tín dụng chống rủi ro vi ước của Hoa Kỳ, gọi tắt là CDS. Có lẽ thế giới quan ngại về chuyện này hơn là các chính khách Hoa Kỳ.
RFI :
Trung Quốc hiện là chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ với gần 1.300 tỷ đô la trong tay, vậy Bắc Kinh đánh giá thế nào về khủng hoảng tại Mỹ hiện nay và liệu rằng chủ nợ Trung Quốc có bán bớt công trái của Mỹ để giới hạn các rủi ro hay không ?
Nguyễn-Xuân Nghĩa:
Hoa Kỳ quả thật là nợ nước ngoài cỡ năm ngàn tỷ đô la, hai chủ nợ hàng đầu là Trung Quốc với 1. 300 triệu đô la, rồi Nhật Bản 1.100 triệu đô. Nhưng thực tế kinh tế lại có nhiều điều đáng chú ý. Thứ nhất, thị trường Mỹ có mức thanh khoản cao, sức tiếp nhận sâu rộng, dễ dàng mua vào bán ra cả trăm tỷ một ngày. Thứ hai, các thị trường lớn khác như Âu Châu lại chưa được an toàn như vậy. Thứ ba, Hoa Kỳ cũng nắm trong tay tài sản của nhiều xứ khác dưới dạng đầu tư còn lớn hơn khoản ngoại trái này, với mức lời cao hơn, nôm na là đi vay rẻ mà tung tiền kiếm lời cao hơn ở xứ khác! Và sau cùng, nếu chủ nợ sợ hãi bán tháo thì vừa bán ra là tài sản Mỹ ở trong tay lại sụt giá. Chuyện phũ phàng là chủ nợ tại Bắc Kinh sẽ nghèo đi nếu tìm cách cho Hoa Kỳ một bài học tài chính !
Vì vậy mà tuần qua Tân Hoa Xã của Trung Quốc có bài bình luận gay gắt đả kích Hoa Kỳ, kêu gọi các nước xây dựng trật tự mới cho một thế giới "phi-Mỹ hóa" với một ngoại tệ có thể thay thế Mỹ kim. Sự thật thì chẳng có một ông trời hay một định chế siêu quốc gia nào quyết định về vai trò của một ngoại tệ quốc tế và với mọi nhược điểm thì Mỹ kim có góp phần nâng mức thanh khoản cho toàn cầu từ mấy chục năm nay rồi mà đến nay chưa có ngoại tệ nào thay thế được.
Ngoài ra, bên dưới trò đấu đá chính trị tại Hoa Kỳ, thực tế của thị trường là cán cân thương mại của Mỹ đã được thặng dư, ngược với cán cân thương mại của Trung Quốc, một quốc gia cũng đang có gánh nợ quá lớn.Và nếu Bắc Kinh muốn truất phế Mỹ kim thì phải thả nổi đồng bạc để đồng Nguyên sẽ thành ngoại tệ phổ biến hơn. Chuyện ấy không dễ và có đầy rủi ro nên Bắc Kinh mới hậm hực. Dù sao thì lời phản kích của Trung Quốc cũng có lợi cho Hoa Kỳ vì xúc phạm tự ái và làm dân Mỹ thêm thất vọng về lãnh đạo của họ. Chúng ta nên theo dõi phản ứng này.
Bài viết liên quan:
• Hoa Kỳ sẵn sàng đáp lại sự gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông
• Tòa Bạch Ốc để lộ tên của sếp CIA ở Afghanistan
• Mỹ lần đầu tiên đưa phi cơ không người lái đến Nhật
• Ứng viên Cộng hòa đánh bại đối thủ Tea Party trong bầu cử sơ bộ
• TT Obama đề cử người đồng tính làm Đại sứ tại Việt Nam
• Sáu anh trai cưỡng hiếp em gái ruột mới 4 tuổi, bố mẹ làm... ngơ
• 77 tuổi vẫn đi cướp ngân hàng
• Monica Lewinsky phá vỡ im lặng về 'quan hệ' với Clinton
• Cá mập yêu tinh sa lưới ngư dân Mỹ
• Bức email làm Nhà Trắng bối rối
• Nóng và gió gây cháy rừng ở Nam California
• Ông Obama ủng hộ Nhật bảo vệ đảo
• Người mẹ giết chết bảy đứa con sơ sinh
• Vũ khí huỷ diệt mới của Mỹ thật kinh hoàng
• Dân Chủ: 7.5 triệu người ghi danh vào chương trình Obamacare, Cộng Hòa cho là thổi phồng quá đáng!
• Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ: Trung Quốc nguy hiểm
• Mỹ: Biến đổi nước biển thành nhiên liệu cho tàu thủy
• Trốn cảnh sát, tông xe chết bé gái gốc Việt
• Những kẻ cùng bị bắt giữ với Leland Yee
• Kansas: Dùng dây đàn cắt đầu người để làm bùa phép
• Tài liệu được FBI tiết lộ về Leland Yee!
• 31 Tháng Ba: Ai chưa mua bảo hiểm Obamacare sẽ bị phạt
• FBI phanh phui hệ thống xã hội đen ở Chinatown San Francisco
• Bé gái tử vong vì bị con chó của gia đình tấn công
• Tại La Haye, cận vệ của Tổng thống Obama say rượu bị đuổi về nước
• Vào tù hai năm vì quan hệ với bé trai 8 tuổi
• Chi phí cho chuyến thăm kéo dài một tuần của bà Michelle sẽ tiêu tốn không ít tiền thuế của người dân Hoa Kỳ
• Cặp vợ chồng Mỹ có 19 Con
Nổi cơn ghen giết con gái để trả thù vợ
• Dư luận Mỹ đòi mạnh tay trừng phạt Nga
• Nhóm cướp đột nhập vào nhà đánh đập chồng và hãm hiếp vợ
• Mỹ cho thử nghiệm hàng không mẫu hạm tối tân nhất
Thua 500,000 đô la, tức mình đâm đơn kiện casino
• Bỏ nhà ra đi, một thiếu nữ kiện cha mẹ đòi tiền trợ cấp
Mỹ: Việt Nam cải thiện nhân quyền mới bán võ khí
• Muốn có nhiều vợ cứ di chuyển sang sinh sống ở Utah
• Lộn xộn tình ái của TT Pháp gây khó khăn nghi lễ chuyến thăm Mỹ
• Giết con trai 13 tuổi vì nghĩ con là quỷ
• Giết người tình…trong lúc đang ân ái
• Chuyên cơ Tổng thống Mỹ "đốt tiền" cỡ nào?
• California báo động: Đã lâm vào cơn đại hạn của thế kỷ!
• TT Obama bị tố cáo “đạo văn” trong bài Diễn Văn Liên Bang
• Người máy sẽ thay binh sĩ chiến đấu trên các chiến trường
• Những Tiểu Bang không lo đóng thuế thu nhập
• Viện bào chế Mỹ thu hồi thuốc nhỏ mắt Rohto làm tại Việt Nam
• Cải tổ NSA: Tổng thống Mỹ tiến thóai lưỡng nan
• ‘Mỹ không để yên cho TQ tung hoành’
• Cơn bão mùa đông Hercules đe doạ 100 triệu người, 2300 chuyến bay không thể cất cánh và nhiệt độ thì lạnh hơn cả sao Hoả.
• New York kiện FedEx giao thuốc lá bất hợp pháp
• Cuối năm, tính sổ với TT Barack Obama!
• 1.3 triệu người Mỹ mất trợ cấp thất nghiệp
• 'Bà tiên' xuất hiện trả tiền mua hàng Giáng Sinh cho kẻ nghèo
• 2014: Năm bầu cử đầy chia rẽ trong chính trường Mỹ
• Một tài xế xe taxi ở Las Vegas trả lại món tiền 300 ngàn Mỹ kim cho khách hàng để quên trong xe!
• Người chồng mong chấm dứt cuộc sống thực vật của vợ mình
• Nhà tài phiệt Warren Buffett kiếm được $37 triệu mỗi ngày
• Lật 2 xe bus chở dân Little Saigon đi casino, 1 chết, 49 bị thương
• Đã có người trúng độc đắc Mega Million trị giá $636 triệu
• Mỹ : Ba người Trung Quốc bị kiện về tội làm gián điệp công nghệ
• Sắp đến thời hạn cuối cho một vụ “shutdown” chính phủ lần thứ nhì
• Một cụ ông sống đạm bạc để lại gia tài bí mật $188 triệu
• B-52 của Mỹ bay qua “vùng xác định phòng không” của Trung Quốc
• Không chỉ có Wal – Mart, mà các công ty khác cũng sẽ bắt đầu Black Friday của ngày Lễ Tạ Ơn năm nay sớm hơn, giá hạ chưa từng thấy!
• Một con chó cắn đứa bé 4 tuổi đến chết.
• ‘Không khoan hồng’ Edward Snowden
• Nổ súng chết người ở sân bay Los Angeles
• Hình ảnh - Nổ súng tại thủ đô Washington
CNN "bắt mạch" 5 lý do để Mỹ đánh Syria
• Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Quân đội sẵn sàng tấn công Syria
• Cơn mưa tiền: Một ước mơ thật quái lạ!
• Thành phố phá sản Detroit đang có đến 50,000 con chó bị chủ bỏ đi từng đoàn
• Cha của Snowden sẽ sang Nga thăm con
• Mỹ bác tin Ðại sứ Shear nói nhân quyền Việt Nam 'cải thiện đáng kể'
• Những tiết lộ ‘động trời’ của Monica Lewinsky có thể làm hại đến việc bà Clinton ra tranh cử năm 2016?
• F-22 của Mỹ đến Nhật...
• Hacker nổi tiếng thế giới qua đời ở tuổi 35
• Phe hữu Mỹ bực vì Obama và Hồ Chí Minh
• Cảnh sát Texas khám phá trang trại sản xuất ma túy trị giá đến 9 triệu đô la
• Mỹ có tổng lãnh sự mới ở Sài Gòn
• TT Obama sút ‘bóng phát điện' ghi bàn thắng trên sân Phi châu
• Tổng thống Obama trình bày mô hình đối tác với châu Phi
• Cha của Edward Snowden nói con trai 'không phản quốc'
• Thượng nghị sĩ đồng tính Utah cầu hôn với bạn trai
Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua dự luật Di Dân
• Cư dân Garden Grove của bang California chú ý:
• Dự luật nhập cư Mỹ tạo thuận lợi cho những người có chuyên môn cao
• 9 lý do kinh tế Mỹ sẽ tiếp tục thống trị thế giới
• FBI phá vỡ đường dây mại dâm xuyên tiểu bang
• Tòa nhà gây chú ý nhiều nhất hiện nay ở Hoa Kỳ
No comments :
Post a Comment
Subscribe to:
Post Comments ( Atom )
No comments :
Post a Comment