
Ngư dân Việt Nam quyết tâm ra khơi bám biển
vanhoadoisong.vn
Thanh Trúc, phóng viên RFA
Kể từ ngày 2 tháng Năm 2014, khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương HD981 vào định vị khoan tại vị trí có tọa độ 15 độ 29’ vĩ độ bắc, 111 độ 12’ độ kinh đông, cách đảo Lý Sơn, bờ biển Việt Nam khoảng 120 hải lý (tương đương 221 km), nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
Vào khi người Việt trong cũng như ngoài nước xôn xao, phẩn nộ, biểu tình phản đối hành động ngang ngược nước lớn mà chừng như Trung Quốc không cần che dấu nữa, thì ngư dân ở Cù Lao Ré tức huyện đảo Lý Sơn, rồi Thanh Khê Thanh Hà ở Đà Nẵng, cách nơi Trung Quốc thiết đặt dàn khoan dầu không xa, phần nào bình thản hơn bởi họ biết đụng chạm với tàu Trung Quốc là chuyện thường gặp khi ra Trường Sa đánh bắt cá, còn nếu cùng cực lắm thì ngư dân phải đương đầu theo cách mình đã làm bao lâu nay để tồn tại:
Hồi nớ gặp tàu Trung Quốc là ra làm chung với họ rứa đó, nhưng chừ ra làm thì hắn đuổi, hắn đuổi rồi hắn bắt mình rồi thời gian hắn cũng cho mình về. Người Việt Nam mình có cái lì chỗ nớ đó, mà thằng Trung Quốc ni hắn cũng hoành hành cũng giành đất với mình rứa.
Đó là lời ông Trương Văn Trọng ở xóm chài Xuân Hà Thanh Khê, Đà Nẵng, thường được người dân ở đây gọi một cách kính nể là lão ngư của Hoàng Sa vì đã dạy dỗ đào tạo được một đội tàu gia đình chín thuyền với chín con trai và rễ luôn gắn bó với Hoàng Sa Trường Sa như chính bản thân ông đã từng gắn bó với vùng biển mà cha và chú của ông đã bỏ mình dưới những làn sóng dữ:
Hai trăm tám hải lý nhưng mà hắn đem vô tám chục hải lý rồi đó. Địa phận VN mình có hai trăm hải lý chứ mấy, mà chừ có một chiếc tàu VN mình chạy ra, kèm tới cái là hắm ủi móp chiếc tàu luôn. Chừ bữa ni nhà nước đổ dầu rồi cho đồ ăn đồ uống chừ đi ra mười chiếc ngoài nớông Trương Văn Trọng
Rành hết, tôi ở Hoàng Sa liên miên, bám ngư trường đó hoài thôi. Con cháu chừ hắn cũng giữ cái đảo Hoàng Sa Trường Sa, giữ bờ cõi Việt Nam của mình. Nhà nước bây chừ nói là bám biển chừng mô tốt chừng nấy, là còn giữ được cái bở cõi quê hương của mình.
Nhà tui thì gia đình tui bám biển ngư trường là bọn con tui hắn làm có thiện chí lắm, đứa nào đưa nấy ai cũng có khen ngợi, nhà nước cũng khen ngợi.
Chính vì thế mà lão ngư Trương Văn Trọng, dù không còn đi biển, đã theo dõi rất sát tình hình từ hôm 2 tháng Năm đến giờ:
Hai trăm tám hải lý nhưng mà hắn đem vô tám chục hải lý rồi đó. Địa phận Việt Nam mình có hai trăm hải lý chứ mấy, mà chừ có một chiếc tàu Việt Nam mình chạy ra, kèm tới cái là hắm ủi móp chiếc tàu luôn. Chừ bữa ni nhà nước đổ dầu rồi cho đồ ăn đồ uống chừ đi ra mười chiếc ngoài nớ. Đi ra để mà tranh thủ giả như mình làm nghề để mình tranh thủ cái biển của mình đó.

Tàu cá Việt Nam: Đội tàu an toàn trên biển (phường Quảng Tiến, TX Sầm Sơn) vanhoadoisong.vn
Mình người dân vô tội, mình đi ra hắn cũng dọa nạt mình mà biển mình là mình tranh đấu đã. Còn ông Nguyễn Tấn Dũng là đi qua họp bên ASEAN mấy nước Châu Á mình, nói chuyện để các nước can thiệp giùm chứ còn hắn bành trường hắn hoành hành lắm. Chừ là nói chứ biển mình thì mình làm, dầu cho có chi đi nữa thì cũng phải lo theo đuôi con cá để làm để giữ biển giữ nước chứ không lẽ để cho thằng Trung Quốc mà hắn lọt vô là coi như dân chết hết chứ chi. Ngàn năm Trung Quốc đô hộ là coi như ông bà mình chịu đau khổ từ hồi nớ rồi, nên chi chừ dù chết sống chi đi nữa cũng không để cho hắn vô mô. Chết sống chi đi nữa cũng nhờ các nước can thiệp, không thì đánh, đánh len với hắn rứa thôi.
Mình người dân vô tội, mình đi ra hắn cũng dọa nạt mình mà biển mình là mình tranh đấu đã. Còn ông Nguyễn Tấn Dũng là đi qua họp bên ASEAN mấy nước Châu Á mình, nói chuyện để các nước can thiệp giùm chứ còn hắn bành trường hắn hoành hành lắm.ngư ông Trương Văn Trọng
Còn ở lại trong bờ là người con thứ ba của gia đình ngư dân này, cũng là thuyền trưởng một tàu thuộc đội tàu cá của gia đình, anh Trương Văn Kinh:
Giờ chừ hắn vô là cách đảo Ré (Lý Sơn) 120 lý này, hắn đang đóng giàn khoan ngoài nớ. Nhà nước điều thì mình cũng phải đi, động viên cho dân mình ra để dành chủ quyền, có tàu chiến rồi tàu kiểm ngư đứng sau lưng hết trơn chớ.
Trong hoàn cảnh nhiều người cho là dầu sôi lửa bỏng này, ngư dân ở bờ biển miền Trung chừng như chỉ biết trông chờ thứ nhất vào chính mình và thứ nhì là vào phản ứng của nhà nước:
Nói chung ngư dân ở đây động viên là họ đi thôi chứ họ không suy nghĩ gì hết. Mình nghĩ mình cũng là một người dân thôi thì mình cũng ra làm bình thường rứa thôi. Ra gặp tụi hắn thì đồng ý cái tiếng thì mình không nói qua nói lại được, lo cặm cờ đó rồi chia nhau ra mà làm thôi.
Được hỏi nếu Trung Quốc cứ cố thủ tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì có phải coi như mình mất biển và mất ngư trường hoạt động không, anh Trương Văn Kinh trả lời:
Khi họ tới dành chủ quyền thì nhà nước mình cũng có biện pháp chứ, chứ làm răng để như rứa được. Hắn điều động dân hắn ra thì mình cũng điều động dân mình ra tới Hoàng Sa Trường Sa chứ.
Anh Trương văn Kinh nói vừa rồi anh cũng có nghe tin mấy chiếc tàu Việt Nam bị hư hại khi tìm cách lại gần vòng đai phòng vệ của tàu Trung Quốc ngoài khơi Trường Sa:
Vừa rồi hư mấy chiếc thì cũng vô Đà Nẵng mình sửa chữa nè, ngày hôm qua chạy tàu ra đó thì cũng thấy sửa chữa xong hết trơn rồi, sửa chữa xong thì chạy ra lại mà.
Giờ chừ hắn vô là cách đảo Ré (Lý Sơn) 120 lý này, hắn đang đóng giàn khoan ngoài nớ. Nhà nước điều thì mình cũng phải đi, động viên cho dân mình ra để dành chủ quyền, có tàu chiến rồi tàu kiểm ngư đứng sau lưng hết trơn chớ.anh Trương Văn Kinh
Tháng ni là đi gần đây thôi cở năm ba chục lý thôi, còn mấy ông anh thì đi xa khơi một chút. Mùa đông thì len lỏi với tụi hắn miết đó chứ, tụi hắn cũng xua đuổi mình thôi chứ không có xịt nước. Xịt nước là kiểm ngư mình ra xua đuổi thì hắn xịt nước.
Thuyền trưởng Trương Văn Hay, anh của thuyền trưởng Trương Văn Kinh, đang cùng người em Trương Văn Minh thuyền trưởng một tàu cá khác đi theo đội hình mười chiếc ra khơi từ năm ngày nay theo sự điều động của nhà nước, nói với Thanh Trúc rằng bám biển Trường Sa và bảo vệ ngư trường ở đây là chuyện phải làm cho được vì đó là sự sống của gia đình cũng như của bao nhiều cư dân ở xóm chài Xuân Hà, Thanh Khê của Đà Nẵng:
Tàu là nhà, biển cả là quê hương, một năm mười hai tháng phải lam lũ ngoài đại dương hết mười tháng rồi, chỉ có hai tháng ở đất liền thôi.
Anh em của anh chỉ có nghề biển mà sống thôi chứ không còn nghề gì nữa vì chữ nghĩa không có, bằng cấp không có, phải lam lũ dưới biển để nuôi vợ nuôi con.
Bây giờ không làm thì lấy chi trang trải cuộc sống ? Chưa nói tới lúc ra gặp tàu Trung Quốc hắn uy hiếp, dí, đuổi, có thể dùng những hành động này kia…. Tức lắm, có nhiều hồi muốn khóc nhưng mà chẳng biết làm sao bây giờ, tàu chiến của nó lớn quá, nó có vũ khí, mình không biết làm gì đây. Hơn nữa mình cũng biết Hoàng Sa và Trường Sa là chủ quyền của Việt Nam. Hồi xưa ông chú anh, từ năm 1974, đã từng ra giữ đảo rồi, thì bây giờ anh em của bọn anh lúc nào cũng không sợ, lúc nào cũng trong tay một ngọn cờ đi ra Hoàng Sa và Trường Sa. Bọn anh phải né tránh này kia rồi cũng quành lại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa để khai thác để kiếm sản lượng về. Biển Đông là bọn anh chỉ quần ở Hoàng Sa và Trường Sa thì hắn mới có cá, xa đảo là không có cá.
Nếu như các dân tộc miền núi ở những cánh rừng phòng hộ vùng cao là những người đầu tiên gìn giữ bảo vệ biên cương cho đất nước, thì ngư dân tại bở biển miền Trung, đặc biệt dân chài của Thanh Khê, của Cù Lao Ré, của Lý Sơn, cũng chính là những người tiên phong đi bảo vệ ngư trường và lãnh hải của Việt Nam, điển hình những đội tàu mười chiếc của ngư dân đang thay phiên nhau ra khơi, trực chỉ Trường Sa vào lúc này:
Ông cha mình ngày xưa từ Ré đi ra tới Hoàng Sa là hao là xa lắm mà phải ráng đi ra mà giữ. Chừ mình nhớ theo cội nguồn của cha ông để lại con cháu chừ cũng ra bám biển rứa cô nạ.
Cụ bà Trương văn Trọng, mẹ của ba ngư dân, đúng ra là ba thuyển trưởng của ba chiếc tàu cá Trương Văn Hay, Trương Văn Minh và Trương Văn Kinh, nói với Thanh Trúc:
Hắn mà lần vô nữa thì nhà nước phải có biện pháp chứ chả lẽ để rứa răng. Con mình đi rồi thì tới con người khác nữa chứ phải mình con mình đi mô.
Hàng trăm tàu cá của ngư dân Việt Nam đang sẳn sàng ra khơi tiến về Trường Sa để khẳng định chủ quyền và ngư trường của mình, cụ bà Trương Văn Trọng cả quyết:
Quảng Ngãi này, Hội An này, Tam Kỳ rồi Thanh Khê Hà Khê này, An Hải này, không biết bao nhiêu trăm chiếc mà chừ ra lần lần mười chiếc một, có chuyện chi là phải báo để chạy ra thêm. Còn không đụng độ chi thì rứa đó, cứ mười chiếc đi nửa tháng hay mười ngày chi thì vô rồi mười chiếc khác, hai chục chiếc khác. Mỗi một tụ mười chiếc chứ không phải một mình Đà Nẵng ni mười chiếc.
Cứ mười chiếc mười chiếc rứa thì không biết là bao nhiêu chiếc, phải đi ra chống chọi với hắn chứ không lẽ để coi không à?
Mà nếu mất biển, nếu tổ quốc mai này không còn biển, như tựa đề bài hát của nhạc sĩ Trấn Chí Phúc được dùng đệm cho bài hôm nay, thì sẽ ra sao, cụ bà Trương Văn Trọng bày tỏ ý nghĩ đơn giản của mình:
Chết đó cô ơi, đói chết lận đó, hắn chiếm luôn cái đảo thì đói chết chứ làm chi ăn, cũng buồn. Nhưng mà có người nghĩ rằng đời ông đời cha mình không chịu thua mà giờ chừ mình cũng không đến nỗi chi mà phải chịu thua hắn. Nhưng mà họ không lên tiếng lớn, họ chỉ kêu các nước giúp giùm thôi chứ chưa lớn tiếng được với hắn. Hắn mà làm liều quá thì mình cũng phải lớn tiếng thôi.
Trong không khí sôi sục từ những cuộc biểu tình ở Việt Nam nhằm phản đối hành đông ngang ngược của Trung Quốc trên vùng biển nhà , mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi xin tạm kết thúc ở phút này. Thanh Trúc sẽ trở lại cùng quí vị thứ Năm tuần tới.
No comments :
Post a Comment