Pages
Trang Chủ
Diễn Đàn
Tôn Giáo
VH Nghệ Thuật
Tư Liệu
Thế Giới
Hoa Kỳ
Khám Phá
Trang Cũ
Wednesday, May 28, 2014
• Kiện Bắc Kinh : Thế ứng xử mới của Việt Nam trước Trung Quốc
Trọng Thành-rfi, Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh (Paris)
Ngày 26/06/2014, một lá thư yêu cầu lãnh đạo Việt Nam đưa Trung Quốc ra tòa liên quan đến các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, với gần 4.000 chữ ký, đã được gửi đến ba lãnh đạo : Chủ tịch Nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội. Kiện Trung Quốc ra tòa về các tranh chấp chủ quyền trên biển là một giải pháp mà nhiều công dân Việt Nam cho rằng là cấp bách để bảo vệ chủ quyền và không thể không làm để đòi hỏi Trung Quốc phải thay đổi thái độ.
Cảnh sát biển Việt Nam theo dõi tàu Trung Quốc vào cách bờ biển Viêt Nam 130 hải lý - Reuters
Kể từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 tiến hành thăm dò tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, với máy bay và tàu chiến hộ tống, Việt Nam đã có nhiều phản ứng thể hiện sự phản đối, trên thực địa, cũng như về mặt ngoại giao, nhưng cho đến nay tất cả những nỗ lực này không làm Bắc Kinh thay đổi ý định.
Để chuyển thông tin đến quý thính giả về vấn đề này, RFI phỏng vấn Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh (Paris), người đồng soạn thảo lá thư yêu cầu nói trên, cùng Tiến sĩ Nguyễn Quang A (nguyên chủ tịch viện IDS/viện nghiên cứu chính sách tư nhân độc lập đầu tiên ở Việt Nam). TS Lê Trung Tĩnh là thành viên Nhóm Nghiên cứu Biển Đông tại Pháp.
Giàn khoan và Hoàng Sa : việc trước mắt, việc lâu dài
RFI : Xin chào Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh. Được biết ông là người đồng soạn thảo Thư yêu cầu lãnh đạo Việt Nam đưa Trung Quốc ra tòa, liên quan đến việc giàn khoan Hải Dương 981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, vừa được chính thức gửi đến các lãnh đạo Việt Nam, cùng với chữ ký của gần 4.000 người. Xin ông cho biết nội dung chủ yếu của lá thư yêu cầu và hy vọng gì từ việc kiện này.
TS Lê Trung Tĩnh : Bức thư một trang rưỡi này trình bày một cách cô đọng hai biện pháp pháp lý cần được tiến hành song song, để giải quyết các vấn đề trước mắt và trong tương lai. Thứ nhất là phải kiện việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam (thậm chí không chỉ giàn khoan mà còn có cả máy bay và tàu chiến, và gây hấn với mình) ra Cơ chế giải quyết tranh chấp, ràng buộc thành lập theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Cơ chế này có thể gồm một trong ba cách sau. Thứ nhất là đưa ra Tòa án Trọng tài về Luật Biển ITLOS, ở Hamburg (Đức), hoặc cơ chế thứ hai là Tòa án Công lý Quốc tế ở La Haye (Hà Lan). Và cơ chế thứ ba là Tòa Trọng tài được thành lập bởi UNCLOS, cách mà Philippines đang làm. Các cơ chế này, hay các tòa này, có thể tuyên bố giàn khoan Hải Dương 981 đưa vào vùng đặc quyền kinh tế như thế là một hành vi phi pháp, dẫn đến chỗ giàn khoan phải rút ra, cùng với máy bay và tàu chiến. Các cơ chế này cho phép giải quyết được vấn đề trước mắt.
Việc thứ hai là vấn đề chủ quyền Hoàng Sa. Cái này Trung Quốc đã làm từ lâu rồi. Phải nói rằng, họ hoàn toàn không muốn đưa ra tòa việc này. Có hai ý nghĩa trong chuyện này. Nếu Trung Quốc chấp nhận, mình có cơ hội để giải quyết tranh chấp này một cách hòa bình và công bằng nhất có thể. Vì sao ? Vì thực tế là đến giờ, mình yếu thế, Trung Quốc họ chiếm hoàn toàn rồi. Ngư dân mình ra họ không cho ra, họ bắn, ủi tàu, và họ dùng tranh chấp Hoàng Sa đó để làm bàn đạp (mở rộng chủ quyền - ndr). Nên việc đưa tranh chấp ra tòa, nếu họ chấp nhận tranh chấp, dĩ nhiên sẽ có điểm yếu, điểm mạnh (trong tranh tụng – ndr) pháp lý…, nhưng nó cũng là một cách tiếp cận duy lý, hòa bình, công bằng, mà công bằng có nghĩa là có một xác suất thành công đối với Việt Nam. Hơn là để cái tình trạng như hiện giờ. Mình không kiểm soát được trên thực tế, mình không đi đánh bắt cá và khai thác được ở vùng biển đó (hoặc ngư dân phải đánh bắt và khai thác trong hoàn cảnh hết sức nguy hiểm – ndr), và họ sẽ đẩy các vấn đề như giàn khoan Hải Dương 981 đi càng xa để họ lấy luôn phần Biển Đông trong đường lưỡi bò mà họ vạch ra.
Trong trường hợp, nếu họ không chấp nhận ra tòa, thì vấn đề cũng tự nhiên được quốc tế hóa lên rất nhiều. Báo chí quốc tế sẽ nói có một tranh chấp, họ sẽ mô tả theo một quan điểm rất là quốc tế, đó là Trung Quốc và Việt Nam đang tranh chấp nhau quần đảo Hoàng Sa và nước Việt Nam cố gắng sử dụng biện pháp pháp lý để mà giải quyết tranh chấp đó, đồng thời cũng có một sự chiếm đoạt bằng vũ lực từ phía Trung Quốc…
Tóm lại, khi Việt Nam cố gắng giải quyết tranh chấp đó bằng biện pháp pháp lý, nhưng Trung Quốc lại từ chối, thì nội bản thân sự từ chối đó cũng cho thấy Việt Nam là một nước tôn trọng giá trị của nhân loại, hòa bình và công lý. Trung Quốc là một nước làm ngược lại chuyện đó. Và điều này sẽ tạo một tiếng nói mạnh mẽ hơn cho Việt Nam trên đấu trường quốc tế, trong những đàm phán khác, ví dụ như đàm phán về COC…
Chưa có thông báo chính thức từ người đứng đầu Nhà nước hay Quốc hội
RFI : Thưa ông, việc gửi lá thư yêu cầu đến lãnh đạo Việt Nam vào thời điểm này có ý nghĩa gì, trong khi mà bản thân trong giới lãnh đạo Việt Nam đã có một số động thái bày tỏ sẵn sàng cho việc kiện Trung Quốc ?
TS Lê Trung Tĩnh : Lúc bắt đầu lấy chữ ký là ngày 14/05, ngày đó có thể các lãnh đạo cũng nghĩ về việc kiện rồi, nhưng thông tin được đưa ra rất không rõ ràng. Tới bây giờ, 10, 15 ngày sau, thì khả năng này đã trở nên rõ ràng hơn. Mình cũng hy vọng, cũng mong rằng, quá trình mình viết lá « Thư yêu cầu… », mình vận động chữ ký cho chuyện này, thì cũng có thể có một tác động nào đó cho công việc (chuẩn bị kiện – ndr) tiến đến ngày hôm nay.
Thứ hai là, câu chuyện này diễn tiến rất là nhanh, nên mình cũng không biết là hôm qua họ nói gì, hôm nay, họ có thể nói khác như thế nào.
•
Đây không phải lần đầu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam… nhưng… chính quyền vẫn tiếp tục ca ngợi « 16 vàng, 4 tốt »
Tới bây giờ dẫu gì cũng chưa có một thông báo chính thức của người đứng đầu Nhà nước nói về việc kiện Trung Quốc, hay của Quốc hội, thì mình mới có cơ sở để tin tưởng hơn. Mấy ngày hôm trước (21/05, trả lời các hãng thông tấn nước ngoài từ Manila - ndr) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rằng chúng tôi có thể sử dụng mọi biện pháp pháp lý, có nghĩa là Việt Nam có thể kiện Trung Quốc. Tuy nhiên, trước đó ít ngày (ngày 17/05, trong buổi trao giải thưởng Tạ Quang Bửu tại Hà Nội), Phó thủ tướng Vũ Đức Đam lại nói rằng chuyện kiện Trung Quốc giống như « bát nước đổ đi », không lấy lại được, đại loại còn gì vớt vát được, thì nên vớt vát. Những thông điệp chính trị người ta đưa ra lẫn lộn như thế.
Mình mong rằng chuyện mình làm đây, tiếp tục vận động lấy chữ ký nữa, cho đến lúc thực sự kiện, việc này cũng mang một ý nghĩa – trước là thúc đẩy rồi, bây giờ là phải đẩy thẳng đến vấn đề.
Cái thứ ba là không phải là lần đầu chuyện Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam, những lần trước ví dụ như cắt cáp, đặt thành phố Tây Sa, Nam Sa… Những chuyện như thế trước đây có thể cũng đã kiện được rồi..., nhưng vì những lý do gì, mình cũng không muốn nói lớn, chính quyền vẫn « kiên trì » đàm phán hòa bình, vẫn tiếp tục ca ngợi « 16 vàng, 4 tốt »…. Nên lần này, đã làm, mình phải làm cho tới cùng sự việc, để không lập lại tình trạng như từ trước tới nay nữa, để không phải – nói nôm na – nuối tiếc rằng trong quá khứ đã không có các biện pháp lý đáp trả một cách đúng đắn, tích cực nhất để cho sự việc diễn ra như thế này. Đó là nội dung những việc mà mình muốn làm trong chuyện này.
RFI : Hiện nay trong chính quyền Việt Nam còn một số người vẫn hy vọng vào khả năng đàm phán nội bộ giữa hai bên để giải quyết mâu thuẫn này, và việc đàm phán dường như vẫn đang được tiến hành, bất chấp Trung Quốc đã và đang có những động thái gây hấn như vậy. Ông nghĩ như thế nào về điều này ?
TS Lê Trung Tĩnh : Nếu tình hình tới hiện giờ, vẫn có những đàm phán như thế, thì tôi nghĩ có hai vấn đề sau đây.
Thứ nhất, nếu mà mình chủ động và kiên trì đàm phán trong tình thế Trung Quốc đang, gần như có thể nói là xâm lấn và xâm lược mình, thì rõ ràng mình tự đặt mình vào thế yếu hơn, và có khả năng mình phải nhượng bộ nhiều hơn, để có được sự giảm nhiệt từ phía Trung Quốc. Có nghĩa là tự mình đặt mình vào thế có thể bị nhân nhượng nhiều hơn.
Chuyện thứ hai là, nếu tiếp tục kiểu đàm phán như thế này, nếu mà đi đến một kết quả nào đó, dĩ nhiên là một kết quả nhân nhượng, thì lại một lần nữa mình lại lặp lại vết xe đổ như những lần trước, tức là mình không chọn một biện pháp pháp lý, để đạt được một kết quả công bằng nhất cho Việt Nam, bằng cách đưa chuyện này ra tòa. Thì tôi nghĩ đây là một điều đáng tiếc.
Đàm phán khi kẻ cướp vô nhà ?
RFI : Chính quyền Việt Nam cũng có thể đưa ra giải thích, dựa trên kết quả đàm phán từng có trên Vịnh Bắc Bộ, để nói rằng đàm phán song phương cũng có thể đưa đến một giải pháp ?
TS Lê Trung Tĩnh : Tôi nghĩ, việc này rất là khó. Trung Quốc họ đã vẽ « đường lưỡi bò », họ cố gắng xác lập việc xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền theo đường lưỡi bò đó, bằng nhiều động thái từ trước đến nay một cách rất là có tính toán, ví dụ như cắt cáp tàu Bình Minh (tháng 5/2011, tháng 12/2012), gây nhiễu trong vùng thuộc thềm lục địa Việt Nam, trong tuyên bố phản đối Tuyên bố chung Việt Nam – Malaysia họ cũng đưa đường lưỡi bò vào… và họ cũng in đường lưỡi bò vào hộ chiếu của công dân Trung Quốc. Tất cả những điều đó thể hiện tham vọng kéo dài và có tính toán của Trung Quốc. Cho nên, làm sao mình có thể bằng sự đàm phán của mình để hy vọng họ rút lại hoặc dịu giọng lại so với những tham vọng mà họ đã thiết lập từ nhiều chục năm nay, trong lúc mà họ đang đẩy vấn đề lên mức tối đa ? Và họ càng có khả năng làm chuyện đó trong tình hình kinh tế-chính trị hiện giờ trên thế giới.
Cái đàm phán phân định chỉ có thể đạt được dựa trên sự công bằng, mà sự công bằng ấy ít nhất cũng chỉ có thể xác định được qua kết quả các phiên tòa. Chứ nếu không, bây giờ mà đi phân định với họ, thì nguyên tắc phân định của họ là « đường lưỡi bò », chứ họ không quan tâm đến thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế, song song đó là quần đảo Hoàng Sa họ cũng không chấp nhận là vùng có tranh chấp.
Nghĩ như vậy là ảo tưởng ! Ảo tưởng trong chính tình trạng hiện nay, khi họ đương xâm lấn mình, gần như họ vô nhà mình họ cướp đồ rồi. Mình nói : Thôi tôi với anh đàm phán, như vậy, họ chỉ cướp ít đi mà thôi. Nếu mình đàm phán với họ trong tình trạng họ đương xâm lấn mình rất nhiều như hiện nay, thì kết quả tốt nhất mà mình có thể đạt được là họ giảm bớt sự xâm lấn mà thôi.
RFI : Trước khi chia tay với thính giả, ông có thể cho biết thêm về ý nghĩa của việc ký tên vào "Thư yêu cầu" này ?
TS Lê Trung Tĩnh : Giống như trong bài viết gần đây nhất của tôi với Tiến sĩ Nguyễn Quang A, chúng tôi có ghi rằng, chúng tôi rất trân trọng tất cả các chữ ký của mỗi người ký tên. Tôi thấy những chữ ký này có ý nghĩa cực kỳ to lớn. Thứ nhất điều này thể hiện lòng yêu nước, sự hiến kế trong việc chống giặc giữ nước, trong lúc nguy nan cho nước nhà. Điều thứ hai là tinh thần công dân, yêu cầu, đòi hỏi lãnh đạo mình phải thực hiện trách nhiệm trước các công dân, không ai khác.
Ý nghĩa thứ ba lớn hơn nữa, khi chọn ký tên vào Lá thư này, từng người ký và thông báo về sự lựa chọn này họ đã thể hiện một hành xử đẹp hơn là Trung Quốc. Hành động như vậy có thể nói là một cách để thoát ra khỏi (sự phụ thuộc vào – ndr) Trung Quốc. Vì sao ? Việc kiện không phải là một hành động chớp nhoáng, mà đó là một quá trình duy lý, quá trình đấu tranh duy lý, cho sự công bằng trong một thời gian dài. Khi mà đấu tranh trong một thời gian dài như vậy, tất cả các mối quan hệ, kiểu cách quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đều được đặt lại hết. Những 16 chữ vàng, 4 tốt không còn cơ hội tồn tại. Nhưng đây lại là một quá trình diễn ra một cách hòa bình.
Giữa nhân nhượng-phụ thuộc và chiến tranh :
cơ hội nào cho « giải pháp thứ ba » ?
Không chỉ giúp thoát khỏi Trung Quốc, mà thậm chí điều đó còn giúp mình thoát khỏi ứng xử thông thường của mình. Tức là trước đây, khi nghĩ về mối quan hệ với Trung Quốc, thì (chính quyền Việt Nam - ndr) hoặc phải là nhún nhường, hoặc là phải đi đến chiến tranh đổ vỡ… Kiện là một cách đặt người Việt Nam trước một ứng xử mới với Trung Quốc, một mặt thoát ra khỏi chính mình, và biết yêu những giá trị như ‘‘công lý’’, như ‘‘hòa bình’’, như ‘‘duy lý’’ và quan trọng hơn nữa là biết được về lịch sử và các vấn đề khác, những cách tiếp cận khác hơn là « đàm phán, dàn xếp » hay là « chiến tranh ».
RFI : Ý tưởng "ứng xử mới" khi đối diện với Trung Quốc, và giữa người Việt với nhau này rất quan trọng, xin ông cho biết rõ thêm ?
TS Lê Trung Tĩnh : Chiến tranh là điều không ai mong muốn, vì nó gây ra bao nhiêu đau khổ, mất mát. Mặt khác, chiến tranh không giải quyết được mâu thuẫn, nó chỉ làm cho mâu thuẫn thêm chất chồng. Và chắc chắn sau mỗi cuộc chiến, lịch sử sẽ bị chôn vùi dưới « tên gọi » của cuộc chiến đó, làm cho người ta không hiểu biết về quá khứ. Trong khi, một thái cực khác là dàn xếp và nhún nhường, dĩ nhiên vừa tệ hại, vừa là một sự che giấu lịch sử theo kiểu khác.
Việc đi kiện là chuyện diễn ra kéo dài và cả hai bên, Trung Quốc và Việt Nam, đều phải trưng ra những bằng chứng lịch sử, pháp lý rõ ràng nhất. Khi câu chuyện lịch sử được nhắc đến một cách duy lý, một cách rõ ràng, vì chủ quyền đất nước, vì những vấn đề hệ trọng của dân tộc, cần sự thông cảm của nhiều người, thì nó vừa giúp người ta vừa hiểu biết về sự việc, và cũng là giúp người ta hiểu nhau hơn, mà khi hiểu nhau hơn, thì đó là một trong những tiền đề quan trọng của việc hòa giải những người Việt Nam với nhau hơn.
•
Hiểu sự thật lịch sử sẽ giúp hiểu nhau hơn : một tiền đề quan trọng cho hòa giải
Nếu nói sâu về vấn đề này, có thể ví dụ như hiểu biết về lịch sử sẽ hiểu biết về "công hàm Phạm Văn Đồng" hơn. Phải biết chuyện đó thực sự là gì ? Việc che giấu sẽ không dẫn đến một hiểu biết rõ ràng. Mà khi sự thật chỉ còn phân nửa, thì không thể nào nói chuyện với nhau được, đừng nói đến chuyện hòa giải làm gì !
Biết về công hàm Phạm Văn Đồng, biết về cuộc chiến tranh 1974 (trận hải chiến giữa hải quân Việt Nam Cộng hòa với Trung Quốc), biết về cuộc chiến 1988, khi các chiến sĩ của CHXHCNVN đã ngã xuống dưới nòng súng của quân Trung Quốc như thế nào… tất cả những sự hiểu biết về lịch sử đó sẽ soi rọi hơn cho con người ta hiểu vấn đề hơn, tìm kiếm được cách giải quyết vấn đề một cách duy lý hơn, hòa bình hơn. Hiểu vấn đề cũng là một cách để tiến đến sự hiểu nhau hơn. Đó là một trong các ý nghĩa của việc đi kiện.
Làm cho Trung Quốc hiểu là phải chọn giải pháp đó, thì rõ ràng một mặt nào mình đã chọn duy lý thay cho sự dàn xếp, mình đã chọn công bằng thay cho sự dàn xếp ; chọn hòa bình thay cho chiến tranh, có thể xảy ra ; mình đã chọn sự ứng xử văn minh, trước ứng xử tham tàn của (chính quyền) Trung Quốc. Và tôi nghĩ là người Trung Quốc sẽ hiểu chuyện này, và dù có thế nào họ cũng hiểu là đối mặt với dân tộc Việt Nam, chiến tranh có thể là gây ra rất nhiều mất mát và đau khổ cho nền kinh tế, cho dân chúng, cho dân tộc của họ.
Đáng tiếc, điều này đáng lý ra phải được làm trước đây rất nhiều. Việc khẳng định Việt Nam có thể kiện Trung Quốc lẽ ra có thể đã giúp cho vấn đề được giải quyết sớm hơn, chứ không phải đợi đến bây giờ. Nhưng dẫu sao bây giờ cũng không quá muộn để làm chuyện này.
Tóm lại, khi suy nghĩ về việc kiện, đôi khi mình chỉ đặt vấn đề trong mối quan hệ với tranh chấp ngắn hạn, tức là vấn đề giàn khoan Hải Dương 981. Nhưng tôi nghĩ việc kiện Trung Quốc còn là bước khởi đầu, để có những chuyện khác : Ví dụ như thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc về kinh tế, về chính trị, và sâu hơn nữa là giúp cho những người Việt Nam thoát khỏi cách ứng xử thông thường của mình, qua việc hiểu về lịch sử hơn, hiểu về các giá trị hơn... Khi hiểu những chuyện đó hơn, người Việt có nhiều cơ hội để hiểu nhau hơn, dễ hòa giải hơn.
RFI xin cảm ơn Tiến sĩ Lê Trung Tĩnh.
Bài viết liên quan:
• Tọa đàm ‘‘thoát Trung’’ : Trước hết phải thoát khỏi chế độ toàn trị
• Thất vọng lớn sau một tháng mất chủ quyền
• Căng thẳng Biển Đông và hậu quả kinh tế
• Song phương với Trung Quốc là vô phương cứu chữa
• TQ đang 'gây bất ổn' trên Biển Đông
• Học giả Việt Nam tiếc thông điệp Obama đến muộn
• Phạm Chí Dũng : Trung Quốc có tấn công Việt Nam vào thời điểm này ?
• Nước cờ hiểm của TQ với giàn khoan
• Vì sao VN vẫn trì hoãn kiện TQ?
• Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 có hiệu lực pháp lý hay không?
• Trông đợi gì ở Thủ tướng về vấn đề biển Đông?
• Trung Quốc muốn gì từ giàn khoan HD 981 và đường băng ở đảo Gạc ma?
• Xung đột Biển Đông : Cơ hội để bớt lệ thuộc vào hàng Trung Quốc
• Kẻ thù của người Trung Quốc
• Hệ thống song trùng Đảng - Nhà nước
• Bí mật không thể bị mất
• HD 981 : Công cụ cho « Giấc mơ Trung Hoa » trên đại dương
• Việt - Tàu lên án nhau vì vụ tàu chìm
• Kiện Trung Cộng, chưa đủ
• 'Việt Nam không đơn độc nếu đổi mới’
• Hà Nội mùa vắng những cơn mưa
• Tàu Trung Quốc tiếp tục tấn công tàu Việt Nam gần giàn khoan
• Khủng hoảng Biển Đông: Việt Nam nên liên minh với Mỹ ?
• 'Trung Quốc bên bờ một sai lầm lớn?'
• Có nên tự thiêu để phản đối Trung Quốc?
• Còn tin vào 16 chữ vàng là lú lẫn?
• Thời điểm để lãnh đạo VN thay đổi tư duy?
• Một phụ nữ Việt Nam tự thiêu tại Sài Gòn để phản đối Trung Quốc
• Nga - Trung Quốc liên minh đối đầu Mỹ?
• Chọn hòa bình- hữu nghị, còn chủ quyền lãnh hải?
• Đe dọa từ phương Bắc và xã hội dân sự Việt Nam
• Thủ tướng Việt Nam tuyên bố công khai : Trung Quốc đe dọa hòa bình
• Phản ứng của người Việt gốc Hoa về vụ bạo loạn Bình Dương
• Liệu Trung Cộng có tấn công Việt Nam? Will China immenently attack Vietnam?
• Công hàm hàm hồ của Phạm Văn Đồng
• Tình báo TQ giật dây các vụ cướp phá nhân biểu tình tại VN ?
• Di tản mới thấy kiều dân Trung Quốc “đông như quân Nguyên”
• Giặc đã vào nhà ...
• Giàn khoan HD-981 : Trung Quốc tung đòn bôi nhọ Việt Nam
• «Biểu tình bạo động, cái cớ để TQ biện minh cho hành động xâm lược VN»
• Không có một giải pháp dễ dàng cho Việt Nam và Trung Quốc
• Những người bị đàn áp khi biểu tình lên tiếng
• Ngăn cản biểu tình chống TQ có là quyết định khôn ngoan?
• Trung Quốc làm tăng phẫn nộ của dân Việt với nhà cầm quyền Hà Nội
• Quan điểm của ông Phạm Thế Duyệt về biểu tình và bạo động
• Video Tàu cộng nói: Đảng csVN đồng ý để họ khoan dầu ở Biển Đông
• Thêm 1 tàu Kiểm Ngư VN bị đâm
• Sài Gòn: Tường thuật cuộc biểu tình yêu nước bị CA đàn áp thô bạo
• Tường thuật Biểu Tình Yêu Nước 18.5.2014 - Cả nước xuống đường
• Người Việt, người Philippines biểu tình chống TQ tại Manila
• Phạm Chí Dũng: Vì sao từ chối quyền biểu tình chính đáng của người dân?
• Ts. Cù Huy Hà Vũ: Xóa bỏ độc tài mới giữ được nước!
• TQ bác yêu cầu của VN, lên án Hà Nội để biểu tình bạo động
• Điều xấu nhất nếu TQ cô lập kinh tế VN là gì?
• VN đang trả giá cho chính sách biển quá yếu kém
• Việt Nam cần có thông điệp cụ thể về tình hình Biển Đông
• Có ai đứng đằng sau các vụ biểu tình bạo động chống Trung Quốc ?
• Giới trí thức lên tiếng về tình hình VN hiện nay
• Trước họa xâm lăng Đại Hán : Xuống đường hay không xuống đường ?
• Tổ quốc lâm nguy - Lúng túng đối nội đối ngoại
• Bạo loạn từ Bình Dương lan tràn khắp nơi
• Phong trào biểu tình chống Trung Quốc vượt khỏi tầm kiểm soát của chính quyền
• Từ chối phục vụ khách hàng TQ: Nên hay không?
• Nguyễn Phú Trọng bí mật xin sang Bắc Kinh, Tập Cận Bình không tiếp
• Tại sao vị trí của HD 981 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam?
• Việt Nam phải kiện Trung Quốc ra Liên Hiệp Quốc
• Việt Nam cần thoát khỏi Trung Quốc
• Tuyên bố chung ASEAN có phải là một bước ngoặt?
• Xe tự hành của Google có thể làm chủ khắp nẻo đường
• Bloggers Việt chia sẻ tâm sự trong buổi gặp gỡ ở báo Người Việt
• Khắp nước biểu tình chống Trung Quốc
• Nữ nghệ sĩ Kim Chi, tổ quốc nhớ từ xa
• Tường trình Biểu Tình Yêu Nước 11.5.2014
• Thượng nghị sĩ Canada gốc Việt tham dự Ngày Nhân Quyền Cho Việt Nam
• Nhắc nhở cam kết của Hoa Kỳ về nhân quyền ở Việt Nam
• Vụ bắt Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh: Phía trước là một cơn bão lớn
• Lời Kêu Gọi Biểu tình Yêu Nước của 20 Tổ Chức Dân Sự Việt Nam
• Tại sao họ giữ im lặng?
• Giàn khoan dầu của Trung Quốc là phép thử với cam kết của Hoa Kỳ tại châu Á.
• TS Cù Huy Hà Vũ : Đấu tranh ôn hòa vì chế độ đa đảng tại Việt Nam
• Bắc Kinh: Tàu Việt Nam cố tình đâm tàu TQ ở Biển Đông
• Căng thẳng leo thang giữa lúc VN, TQ đối đầu tại Biển Đông
• Cù Huy Hà Vũ tuyên bố sẽ trở về Việt Nam trong thắng lợi
• Hà Nội họp báo quốc tế tố cáo Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam
• Báo chí Trung Quốc dọa
• Tại sao phải bắt blogger Nguyễn Hữu Vinh?
• Nhà báo J.B Nguyễn Hữu Vinh: "Vụ bắt Anh Ba Sàm đặt ra nhiều câu hỏi"
• Việc phải tới, đã tới
• Blogger Điếu Cày được đề cử nhận giải nhân quyền Vaclav Havel
• Trao đổi thư tín với thính giả (02.05.2014)
• Vận động cho một nền Báo Chí Độc Lập tại Việt Nam
• Hướng tới tự do thông tin tại Việt Nam
• Nhóm lợi ích cản trở cải cách thể chế
• Vai trò xã hội dân sự trong phát triển kinh tế
• Những vấn đề lớn trong tổ chức Quốc hội
• Dân biểu Ed Royce gặp gỡ các blogger và nhà tranh đấu Việt Nam
• Niêm phong vàng, phía sau nó là gì?
• « Anh hùng thông tin » Phạm Chí Dũng : Tại sao báo chí Nhà nước cầm giữ im lặng?
• Dân biểu Mỹ đáp trả sự chỉ trích của báo chí Việt Nam
• Bộ trưởng Y tế: Tôi chưa nghĩ đến việc từ chức
• RSF vinh danh Phạm Chí Dũng, Trương Duy Nhất và Lê Ngọc Thanh là "anh hùng thông tin"
• Chính phủ cảnh báo: Ngưng sử dụng Internet Explorer.
• Mất khách du lịch từ ứng xử kém văn hóa
• Văn hóa từ chức
• Ngày 29/4 Ký giả, Blogger VN điều trần trước Quốc hội Mỹ về tự do thông tin trong nước
• Tiệm vàng bị kiểm tra, dư luận dậy sóng
• Nghệ sĩ Kim Chi nói về tình hình nhân quyền tại Việt Nam
• Blogger Nguyễn Tường Thụy: Tôi cứ nghĩ là một giấc mơ
• Việt Nam hoãn tuyên án Dương Chí Dũng
• Á Châu có yên tâm với cam kết của Hoa Kỳ?
• Hàng ngàn công an cưỡng chế đất tại Dương Nội
• Biển Đông và Hoa Đông trong chiến lược châu Á của Mỹ
• Sởi gây tử vong nặng nề ở Việt Nam : Trách nhiệm của Bộ Y tế ?
• Vụ Vinalines: Ðề nghị y án tử hình Dương Chí Dũng, luật sư kêu gọi hủy án
• Luật sư bị đề nghị kỷ luật vì bình luận trên facebook
• Truyền thông lề phải, câu chuyện Tân cương và cà phê nhân quyền
• Xử phúc thẩm Dương Chí Dũng
• Nhớ lại ngày 30 tháng Tư
• Tình tiết mới trước phiên phúc thẩm ông Dương Chí Dũng
• Những cái chết ở Bắc Phong Sinh
• Từ chức chỉ vì một chai rượu vớ vẩn
• Nhà hoạt động Nguyễn Tiến Trung hối tiếc vì nhận tội, xin khoan hồng
• RENEW và Dự án khắc phục hậu quả chiến tranh ở Quảng Trị
• Nhà báo Phạm Chí Dũng sẽ được xuất cảnh đi Mỹ ?
• Người Việt có an tâm sống trên đất Nhật?
• Hơn 34.000 tỷ đồng đổi mới sách giáo khoa
Vợ đánh chồng mỗi khi từ chối ân ái
Bé trai bị trói tay, bỏ rơi trên bờ đê
Phương Vy mặc váy sexy mẹ may làm Đức Huy 'sướng cả người'
'Yêu' nhầm bé gái 12 tuổi, tra tay vào còng
Bí mật người đóng thế duy nhất của Lý Tiểu Long
Gã 'phi công trẻ' cuồng ghen
Nã súng vào xe BMW, ba cha con dắt nhau vào tù
Cận cảnh tuyến phố nối dài 500m giá 225 tỷ ở Hà Nội
Chồng đại gia của Trà My chi nửa tỷ mua 1.000 ghế cho hôn lễ
• Tử Vi: Thứ hai của bạn (16/6)
• Tử Vi: Thứ bảy của bạn (14/6)
5 cách lái xe bất lịch sự của người Việt
Những ồn ào khoe thân nóng ran showbiz của Ngọc Trinh
• Tử Vi: Thứ sáu của bạn (13/6)
• Báo động tình trạng xâm hại tình dục trẻ em
• Hạ độc vợ bạn trai bằng bả chó để được… thỏa yêu
• Tử Vi: Thứ năm của bạn (12/6)
• Sẽ có dân cử gốc Việt trong Thượng viện California
• Tử Vi: Thứ tư của bạn (11/6)
• Giao cấu với bé 8 tuổi, gã trai lĩnh 13 năm tù
• Mẹ vợ bại liệt chết vì con rể hiếp dâm
• Tử Vi: Thứ ba của bạn (10/6)
• Tử Vi,: Thứ hai của bạn (9/6)
• Những ngôi sao thường xuyên sex trên máy bay
• Tử Vi: Chủ nhật của bạn (8/6)
• Sao Việt đi bán dạo vỉa hè
• Singapore được xếp hạng là nơi tốt nhất cho các bà mẹ ở châu Á
• Tọa đàm ‘‘thoát Trung’’ : Trước hết phải thoát khỏi chế độ toàn trị
• Tử Vi: Thứ bảy của bạn (7/6)
• Nữ kế toán treo cổ chết sau khi vào khách sạn với thẩm phán
• Trộm chó giữa ban ngày, 2 'cẩu tặc' bị phạt 21 tháng tù giam
• Tử Vi: Thứ sáu của bạn (6/6)
• Mỹ nhân Việt rộ trào lưu diện áo ngực thời trang
• Dân Nhật bị bắt cóc, món hàng trao đổi của Bắc Triều Tiên
• Tử Vi: Thứ năm của bạn (5/6)
• Bộ y tế Indonesia kêu gọi thiến những kẻ ấu dâm
• Bạn gái kẻ chặt xác phi tang bạn đồng tính bị khởi tố
• Khoảnh khắc bầu Kiên và vợ tại phiên tòa
• Tử Vi: Thứ tư của bạn (4/6)
• Tử Vi: Tháng 6 của bạn
• Tử Vi: Thứ ba của bạn (3/6)
• Thất vọng lớn sau một tháng mất chủ quyền
• ‘Kiều nữ Hải Dương’ lại gây sóng gió ở Hà Nội?
• Cuộc biểu tình trước hai sứ quán TQ và Việt Nam tại Washington
• Căng thẳng Biển Đông và hậu quả kinh tế
• Tử Vi: Thứ hai của bạn (2/6)
• Việt Nam gìn giữ, bảo tồn và phát triển tài nguyên biển ra sao? (phần 2)
• Thư kêu gọi lên án hành động đàn áp hoạt động nhân quyền
• Song phương với Trung Quốc là vô phương cứu chữa
• TQ đang 'gây bất ổn' trên Biển Đông
• Vỉa hè Sài Gòn và những giấc mơ đổi đời
• Tử Vi: Thứ bảy của bạn (31/5)
• Gã trai phạm 3 tội với nữ sinh bị tuyên án tử hình
• Học giả Việt Nam tiếc thông điệp Obama đến muộn
• Phạm Chí Dũng : Trung Quốc có tấn công Việt Nam vào thời điểm này ?
• Nước cờ hiểm của TQ với giàn khoan
• Vì sao VN vẫn trì hoãn kiện TQ?
• Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 có hiệu lực pháp lý hay không?
• Tử Vi: Thứ sáu của bạn (30/5)
• Ba chị em mồ côi tự nuôi nhau ở Quảng Bình
• Sập cao ốc tại Bình Nhưỡng : Bốn kỹ sư Bắc Triều Tiên bị hành quyết
• Vợ đi làm vắng nhà, chồng hại đời 2 bé gái hàng xóm
• Tử Vi: Thứ năm của bạn (29/5)
• Giới trẻ Lào Cai nghĩ gì về chiến tranh Việt – Trung?
• Ra khỏi bóng rợp kinh tế của Trung Quốc
• Hoa Kỳ sẵn sàng đáp lại sự gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông
• Trông đợi gì ở Thủ tướng về vấn đề biển Đông?
• Trung Quốc muốn gì từ giàn khoan HD 981 và đường băng ở đảo Gạc ma?
• Xung đột Biển Đông : Cơ hội để bớt lệ thuộc vào hàng Trung Quốc
• Tòa Bạch Ốc để lộ tên của sếp CIA ở Afghanistan
• Bí quyết tạo thiện cảm trong lần gặp đầu tiên
• Lợi ích của cherry
No comments :
Post a Comment
Subscribe to:
Post Comments ( Atom )
No comments :
Post a Comment