Ở xã Hồng Kim, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế, có hai anh em ruột lấy chung một vợ. Họ sống với nhau rất hạnh phúc và đến nay đã sinh được 11 người con chung.

Bà Căn Y (đội nón) và ông Tua (thứ 2 từ trái qua) cùng một số con trai và con rể trong gia đình.
Ngôi nhà bằng gỗ khá tươm tất của gia đình anh em ông Tuol – nhân vật chính của câu chuyện chung vợ nằm cách trụ sở UBND xã Hồng Kim chừng 200m. Trên chiếc chiếu trải ngay giữa nền gian nhà chính, ông Hồ Văn Tuol, già hơn nhiều so với tuổi 70, bỏ đàn, kết thúc một bài hát có giai điệu rất buồn bằng tiếng Pa Kô vừa lúc khách đến.
Ngoài sân sau, ông Hồ Văn Tua, 66 tuổi, người em đang cùng cây rựa loay hoay với mấy bụi mía. Không giống với hình dung của chúng tôi về một sự ngại ngùng, xa lánh… khi lần đầu tiên nghe một nửa cán bộ dân số xã Hồng Kim kể về chuyện này, việc tiếp xúc với gia đình hai anh em ông Tuol và Tua khá suôn sẻ.
Mối tình lầm lỗi
Ông Tuol gọi vợ mình, bà Căn Y đang lúi húi dưới bếp cùng em trai, cũng là chồng thứ hai của bà Căn Y vào ngồi nói chuyện. Một cảm giác rất khó tả khi nghe cả hai ông bảo bà Căn Y kể cho nhà báo nghe, bởi có nhiều chuyện bây giờ họ không nhớ.
Ông Tuol thật thà: “Giờ già rồi nhìn hắn rứa, chứ ngày xưa, hắn đẹp nhất vùng này”. Ông kể ngày đó, đêm nào trai bản từ khắp nơi cũng kéo về nhà bà Căn Y đông vui như hội nhưng bà không yêu ai hết.

Năng khiếu đàn hát của ông Tua đã đưa ông và chị dâu đến một mối tình lầm lỗi (ảnh nhỏ trên).
Vào giai đoạn cao điểm của cuộc chiến chống Mỹ, bà Căn Y tham gia lực lượng du kích địa phương, vận chuyển lương thực tiếp tế cho bộ đội. Trong những ngày băng rừng vượt suối làm nhiệm vụ, bà đã gặp, yêu thương và nên vợ chồng với ông Tuol, lúc đó là bộ đội. Tuy vậy, niềm vui chồng vợ của họ chỉ tính bằng ngày bởi những năm tháng đó, nhà của ông là ngoài chiến trường, để lại bà Căn Y mòn mỏi ở nhà chồng xa lạ với một cuộc sống mới.
Ông Tua, thời điểm đó là một giáo viên công tác ngay tại địa phương và cùng ở chung nhà với chị dâu. Là người có biệt tài đàn giỏi hát hay, lại là một trí thức nên ông Tua được rất nhiều cô gái trong vùng để ý. Tuy nhiên, ông Tua lại phớt lờ tất cả, không thèm để ý đến ai, bởi lúc đó, trong lòng ông chỉ có mỗi cô gái đẹp nhất là… chị dâu mình.
Tình yêu và sự xốc nổi của ông Tua, những tháng ngày cô quạnh của một người con gái vừa mới lấy chồng như bà Căn Y cứ đánh đu như vậy hết ngày này sang tháng khác và cuối cùng, chuyện gì đến cũng đã đến: Họ không còn là chị dâu, em chồng.
Ngạc nhiên là sau khi biết chuyện tình cảm giữa vợ và em trai mình sau đó 3 năm, ông Tuol không hề ghen tuông, giận dữ… như lẽ thường mà lại hết mực vun đắp cho tình yêu của hai người. Ông Toul dẫn em trai Tua đến nhà bố mẹ bà Căn Y xin bố mẹ vợ cho em trai mình ăn nắm xôi (một nghi lễ khi gả con gái của người Pa Kô) để chính thức trở thành chồng của bà Y.
“Bố mẹ Căn Y đồng ý cho em mình ăn nắm xôi và sau đó em mình trở thành người chồng thứ hai của con gái họ” - ông Tuol nhớ lại.
Ông Tua xấu hổ gãi đầu, nói “kể nghe rứa thôi chứ lúc đó sóng gió lắm” vì chuyện của họ làm xôn xao cả vùng. “Không thấy ai đồng ý cả mà chỉ thấy toàn người phản đối vì cho rằng đây là việc làm vi phạm nghiêm trọng luân thường đạo lý thôi”, ông kể.
Cả hai ông bố đều không biết ai là con mình
Khi ông Tua lấy bà Căn Y và sinh đứa con đầu lòng, già làng Quỳnh Đồng lập tức họp dân bản để bàn về chuyện động trời chưa từng xảy ra đối với cộng đồng dân tộc người PaKô từ bao đời nay. Nhiều dân bản đưa ra lý lẽ rằng, lâu nay, người Pa Kô dù ít xảy ra, vẫn chấp nhận một người đàn ông lấy hai vợ, hoặc một người đàn bà lấy hai chồng nhưng không thể lấy hai anh hoặc chị em ruột khi cả hai đang còn sống.
Một số người “bênh vực” với lý lẽ: Ông Tua đã trót yêu và lấy Căn Y rồi, không thể chia cách được, nhưng ông Tua phải chịu hình phạt thích đáng. Hình phạt cuối cùng được già làng Quỳnh Đồng đưa ra là ông Tua nộp một con lợn, một con dê để cúng Giàng và thần linh để thần linh không bắt tội và để dân làng được ăn những con vật ấy.
Sau ngày bà Căn Y sinh đứa con đầu lòng tên Xuân không lâu thì đất nước thống nhất. Ông Tuol trở về quê bươn chải mưu sinh với nương rẫy, còn ông Tua tiếp tục sự nghiệp dạy chữ ở gần nhà. Thỉnh thoảng người dân địa phương bắt gặp cảnh bà Căn Y đi với làm với ông Tuol vài ngày, rồi lại đi cùng ông Tua vài bữa. Thời gian đầu, người dân rất ái ngại khi chứng kiến cảnh tượng cười ra nước mắt này, nhưng rồi gặp nhiều thành quen.
Rồi bà Căn Y tiếp tục sinh ra 9 người con nữa. Tất cả đều lớn lên bình thường và khoẻ mạnh. Đặc biệt, chính bà cũng không thể biết trong số 10 người con mà mình sinh ra ai là con của ông Tuol và ai là con của ông Tua.
“Không còn cách nào khác, gia đình mình đã thống nhất cách gọi cho các con. Ông Tuol là anh nên được mấy đứa gọi là bố, còn ông Tua là em nên các con gọi là… chú” - bà Căn Y thành thật kể. Ấy vậy nhưng hôm gặp chúng tôi, ông Tua khoe: “Con của bố cả đó. Con Lý (Hồ Thị Lý) là con thứ hai, làm dâu ở Hồng Trung mà tuần mô cũng về thăm bố. Thằng Sơn là con út đang đi học…”.
Rồi ông kể về tính cách và cuộc sống của những Lành, Lai, Lê, Kên, Sâm, Sang, Sơn…, những người con mà ông không thể biết được ai là con thực sự của mình, thi thoảng mắt ánh lên những vệt buồn như thể chúng được chất chứa trong lòng từ lâu lắm. Ông nói “bố ước mơ một ngày được các con gọi một tiếng bố như chúng nó vẫn thường gọi với anh trai mình” mà không thể.
Chị Hồ Thị Lý, người con thứ hai, có rất nhiều điểm giống ông Tua. Cả ông Tua và chị Lý đều tin chắc họ là cha con ruột nhưng họ không thể phá bỏ lời hứa với bà Y để xưng hô bố con. “Đã nhiều lần mình hỏi vợ cặn kẽ để mong biết được đứa nào là con của mình nhưng Căn Y không thể nhớ được”, ông Tua buồn bã. Chị Lê Thị Bảo, vợ của người con trai cả thì kể rằng, những ngày mới về làm dâu, nhiều lần chị gọi ông Tua là bố nhưng ông Tua lại bảo không nên gọi vậy vì sợ ông Tuol buồn.
Bà Căn Y kể rằng, từ khi bà trở thành vợ chung của hai anh em ông Tuol, chưa bao giờ bà thấy giữa hai người này xảy ra xích mích hay lời qua tiếng lại. Hai người chồng của bà lúc nào cũng cư xử với nhau rất hoà thuận, luôn kính trên nhường dưới. Tình cảm không hề sứt mẻ của anh em ông Tuol khiến bà con trong thôn bản ngỡ ngàng. “Nếu không có tình cảm anh em thương yêu nhau hết mực thì gia đình mình tan vỡ từ lâu lắm rồi chứ không thể yên ấm đến ngày hôm nay” - bà Căn Y nói. Hỏi bí quyết, bà cười: “Mình là người vợ của hai chồng nên phải biết chia sẻ tình cảm cho hai người công bằng, phải yêu thương hai người chồng như nhau. Chỉ cần thiên vị tình cảm cho một bên thì sẽ khó giữ được hạnh phúc gia đình”.
Cả hai anh em ông Tuol đều rất hối hận về việc lấy chung vợ của mình. “Chuyện mình lấy vợ của anh trai là một sai lầm khó có thể tha thứ, nhưng dù sao cũng xảy ra rồi. Chừ mình chỉ còn có thể đối xử thật tốt với anh để mong anh xoá được vết thương lòng ngày nào”, ông Tua nghẹn giọng. Ông nói, điều ông mong muốn hiện nay là 10 người con ngày càng khôn lớn, trưởng thành và nhất là không lặp lại sai lầm như bố mẹ mình.
Chị Hồ Thị Dập, cán bộ UBND xã Hồng Trung cho biết: Trước khi lấy chồng, chị ở cùng làng nên biết rất rõ chuyện hai anh em cùng lấy bà Căn Y và sinh được 11 đứa con. Lần đầu tiên trong đời chị thấy chuyện này và đây là trường hợp duy nhất tại A Lưới.
“Thời phong kiến thì mới có chuyện này. Ngày nay, chỉ có thể người anh chết đi thì người em có thể được lấy người vợ của anh. Đây là một câu chuyện mang tính lịch sử đã rồi. Ngày nay chúng ta chỉ kể để biết và rút ra bài học chứ không nên phán xét, bởi đúng hay sai gì thì chuyện cũng đã xảy ra”, chị nó.
Theo Lao Động
Bài viết liên quan:
- Vợ đánh chồng mỗi khi từ chối ân ái
- Bé trai bị trói tay, bỏ rơi trên bờ đê
- 5 cách lái xe bất lịch sự của người Việt
- • Báo động tình trạng xâm hại tình dục trẻ em
- • Singapore được xếp hạng là nơi tốt nhất cho các bà mẹ ở châu Á
- • ‘Kiều nữ Hải Dương’ lại gây sóng gió ở Hà Nội?
- • Vỉa hè Sài Gòn và những giấc mơ đổi đời
- • Ba chị em mồ côi tự nuôi nhau ở Quảng Bình
- • Giới trẻ Lào Cai nghĩ gì về chiến tranh Việt – Trung?
- • Bí quyết tạo thiện cảm trong lần gặp đầu tiên
- • Uống nước: Một phương pháp làm đẹp thần kỳ
- • Hai cô gái chết trên cùng một sợi dây treo cổ ở TP.HCM
- • Cụ bà ở Detroit mừng sinh nhật thứ 115
- • Quĩ Khuyến Học Tây Du: Ước mơ thay đổi tư duy cho giới trẻ Việt
- • Đời sống công nhân các công ty Trung Quốc ở Bình Dương
- • Chết khiếp chuột khủng trên bàn nhậu
- • Bất động sản trùm mền - công nhân vô gia cư
- • Cụ ông thành 'máy ATM' sau lần đi bar gặp gái trẻ
- • Ngư dân bám biển để bảo vệ ngư trường và chủ quyền
- • Khánh Ly: Tình, tiền và nghịch lý
- • Chuyện lạ: Người đàn ông “hóa rắn” sau khi ăn thịt rắn
- • Các tổ chức XHDS yêu cầu tôn trọng quyền tự do lập hội
- • Những người bắt ốc ở tận cùng miền Nam
- • Nông dân miền Nam đau đầu vì xoài
- • Elbe kỷ niệm 200 năm ngày Hoàng đế Napoléon bị lưu đày
- • Nữ sinh trường y đấu giá trinh tiết
- • Thầy giáo quan hệ tình dục với hàng trăm nam sinh
- • Ước vọng của những người con Việt lai Mỹ
- • Sinh viên y khoa rao bán trinh tiết lộ mặt
- • Cựu chiến binh tàn phế giúp thanh thiếu niên tàn tật
- • 5 con gái khai tử cha đang còn sống
- • 12 năm đăng ký kết hôn với em chồng mà không biết
- • Chuyện em yêu chị của đôi cưới nhau trong bệnh viện
- • Cơm lam xứ Tây Bắc
- • Nữ sinh trường y đấu giá trinh tiết
- • Tử vong vì sởi tại Việt Nam tăng lên 123 người
- • Xe bus Sài Gòn, nỗi ám ảnh mỗi ngày
- • Thế giới 'khát tình' của quý bà
- • Nữ sinh viên bán thân để tồn tại
- • “Phù phép” thực phẩm bẩn: Người Việt đầu độc nhau
- • Nữ Việt kiều Mỹ bị bác đơn kiện báo Người Ðưa Tin
- • Những chuyến phà, tàu cao tốc miệt Tây Nam Bộ
- • Nạn xì ke, số đề ở Long Xuyên
- • Ngôn từ thời nay của giới trẻ Việt Nam
- • Người muốn làm vợ của tướng cướp Hồ Duy Trúc dù một ngày
- • Chị em sinh đôi chia nhau cả bạn trai
- • VN Tôi Đây !! Em bé cởi truồng mò cua bắt ốc
- • Bi kịch mối tình chị dâu em chồng
- • Mẹ 19 tuổi biến mất, bỏ lại con sơ sinh ở bệnh viện
- • “Người Việt xấu xí” – Lá thư từ người bạn Nhật
- • Nỗi buồn những cánh đồng thuốc lá Tây Ninh
- • Cô dâu Việt và trở ngại ngôn ngữ
- • Cần Thơ nhiều người bán thận để 'thoát nghèo'
- • Huế, nhìn từ 'Phố Tây'
- • Hàng trăm phu vàng ùn ùn chạy trốn khỏi mỏ vàng
- • Quý tộc và cái giá phải trả cho tội gian lận phúc lợi xã hội
- • Ngửi nách, xác định tình yêu!
- • Những bãi biển miền Trung đang hẹp dần
- • Tây Nguyên vào mùa khô
- • Chuyện trò với con về tình dục, khó nhưng vẫn phải làm
- • Chợ côn trùng độc nơi biên giới
- • "Vũ nữ chân dài" giúp dân Bảy Núi thu bạc triệu mỗi ngày
- • Con ong bầu và người nông dân Tây Nam Bộ
- • Những chuyến xe cây giống từ miền Nam
- • Mùa hè và những bữa cơm tình thương
- • Trại phát triển kỹ năng lãnh đạo cho thế hệ trẻ Mỹ gốc Việt
- • Linh hồn trẻ thơ và những nấm mộ không tên
- • Câu chuyện những chiếc cầu ở Đà Nẵng
- • Mùa đói Tây Bắc khởi sự
- • Tài tử Nguyễn Chánh Tín vỡ nợ, bị buộc rời khỏi nhà
- • Chủ tịch Bayern Munich vào tù vì trốn thuế
- • Tản mạn về những cô gái sống độc thân
- • Đậu giống Trung Quốc khiến nông dân điêu đứng
- • Hy sinh là điều khiến mình mất chồng?
- • Ước mơ nhân rộng mô hình “Bếp ăn sinh viên” ở VN
- • Ngày 8 tháng 3 với phụ nữ miền Tây
- • Chị em phẫu thuật giống nhau, yêu cùng một người
- • Chuyện những chiếc cầu xứ Việt
- • Chấn động vụ kiện 288 tỷ của siêu mẫu Ngọc Thúy
- • Mua vé máy bay rẻ
- • Hộ khẩu – sự phân biệt tầng lớp ở thành thị Việt Nam
- • Nạn trộm cắp bùng phát sau Tết
- Hoa hậu Diễm Hương bị chồng đệ đơn đòi ly dị
- Một người phụ nữ đã sinh con ngay trên vỉa hè đi bộ
- Nghĩ gì về Tiệm McDonald đầu tiên ở Việt Nam?
- • Quĩ giáo dục Việt Nam: Thành quả 11 năm hoạt động
- • Mùa Xuân của những người mù xứ Huế
- • VN hướng đến mục tiêu sạch bệnh dại vào năm 2020
- • Chuyện khó tin về người đàn ông mù biết đi xe đạp có 10 vợ
- • Sơn nữ tắm tiên giữa đại ngàn: quá khứ đã xa?
- • 10 sự thật thú vị về ngày Lễ tình nhân
- • Lễ tình yêu ở Sài Gòn
- • Lễ Tình Yêu “Valentine” và ngôn ngữ của các loài hoa
- • Không quên những người vô gia cư và cơ nhỡ khi xuân về
- • Chuyện quà Tết cấp trên
- • Tệ nạn bia rượu ở Việt Nam: giải quyết ra sao?
- • Người trẻ chia sẻ cảm nghĩ về năm 2013
- • Tết nghèo của người dân thượng nguồn Quảng Ngãi
- • Tết và mùa cúng cô hồn ở Huế
- • Xóm chài Hà Nội - nơi không có Tết
- • Chợ nổi ngày cuối năm
- • Cứu lạnh trước Tết và cứu đói ra Tết cho Sapa
- • Người miền Tây tất bật thu hoạch hoa bán Tết
- • Ông đồ 9X điển trai hút du khách tại Sài Gòn
- • Massage, tắm thuốc ở Sapa
- • Đổi tiền lẻ cúng Tết
- • Gạo cứu đói ngày Tết
- • BS. Alexandre Yersin và Việt Nam
- • Tổng thống Pháp đòi kiện báo Closer vì tiết lộ người tình bí mật
- • Rộn ràng mùa cưới tháng Chạp
- • Cơn sốt bàn ủi con gà
- • Sài Gòn rầm rộ dịch vụ đòi nợ thuê
- • Thị trường vàng mã cuối năm
- • Bí quyết trẻ lâu của phụ nữ Pháp
- • Nhiều doanh nghiệp bất động sản chuyển sang dịch vụ cò
- • Lao Động Việt Nam ở nước ngoài và Nghị Định 95
- • Vì sao nữ Tiến sĩ sinh con với chồng đã khuất?
- • Mỹ phát hành 'tiền hên' nhân dịp Tết Nguyên Đán
- • Kết quả nghiên cứu: Càng lo nhiều, càng dễ bị stroke
- • Nghề buôn áo quần bành
- • Tổ chức "Cứu Trợ Trẻ Em" giúp bão lụt miền Trung
- • Mùa bắp cải, su su xứ Bắc
- • Chuyện lạ ngày Noel với “nụ hôn đứt lưỡi”
- • Đón Giáng sinh trên quê hương ông già Noel
- • Một góc nhìn về hoạt động dân sự trong tình hình hiện nay
- • Biệt khu Trung Quốc ở Đà Nẵng
- • Trương Quốc Huy trả lời RFA từ trại giam ở Bangkok
- • Lao động Việt ở Đài Loan phản đối nghị định phạt nặng người bỏ trốn
- • Sài Gòn mùa Giáng Sinh
- • Tài xế bị ‘hôi bia’ trả lại tiền cho các nhà hảo tâm
- • Sẵn sàng chi cả tỷ đồng thuê Tây đẻ con
- • Cư dân mạng khủng hoảng vì dịch vụ 3G
- • Men Trung Quốc tràn ngập các lò rượu Việt Nam
- • Phong trào Con đường Việt Nam
- Vợ đánh chồng mỗi khi từ chối ân ái
- Bé trai bị trói tay, bỏ rơi trên bờ đê
- Phương Vy mặc váy sexy mẹ may làm Đức Huy 'sướng cả người'
- 'Yêu' nhầm bé gái 12 tuổi, tra tay vào còng
- Bí mật người đóng thế duy nhất của Lý Tiểu Long
- Gã 'phi công trẻ' cuồng ghen
- Nã súng vào xe BMW, ba cha con dắt nhau vào tù
- Cận cảnh tuyến phố nối dài 500m giá 225 tỷ ở Hà Nội
- Chồng đại gia của Trà My chi nửa tỷ mua 1.000 ghế cho hôn lễ
- • Tử Vi: Thứ hai của bạn (16/6)
- • Tử Vi: Thứ bảy của bạn (14/6)
- 5 cách lái xe bất lịch sự của người Việt
- Những ồn ào khoe thân nóng ran showbiz của Ngọc Trinh
- • Tử Vi: Thứ sáu của bạn (13/6)
- • Báo động tình trạng xâm hại tình dục trẻ em
- • Hạ độc vợ bạn trai bằng bả chó để được… thỏa yêu
- • Tử Vi: Thứ năm của bạn (12/6)
- • Sẽ có dân cử gốc Việt trong Thượng viện California
- • Tử Vi: Thứ tư của bạn (11/6)
- • Giao cấu với bé 8 tuổi, gã trai lĩnh 13 năm tù
- • Mẹ vợ bại liệt chết vì con rể hiếp dâm
- • Tử Vi: Thứ ba của bạn (10/6)
- • Tử Vi,: Thứ hai của bạn (9/6)
- • Những ngôi sao thường xuyên sex trên máy bay
- • Tử Vi: Chủ nhật của bạn (8/6)
- • Sao Việt đi bán dạo vỉa hè
- • Singapore được xếp hạng là nơi tốt nhất cho các bà mẹ ở châu Á
- • Tọa đàm ‘‘thoát Trung’’ : Trước hết phải thoát khỏi chế độ toàn trị
- • Tử Vi: Thứ bảy của bạn (7/6)
- • Nữ kế toán treo cổ chết sau khi vào khách sạn với thẩm phán
- • Trộm chó giữa ban ngày, 2 'cẩu tặc' bị phạt 21 tháng tù giam
- • Tử Vi: Thứ sáu của bạn (6/6)
- • Mỹ nhân Việt rộ trào lưu diện áo ngực thời trang
- • Dân Nhật bị bắt cóc, món hàng trao đổi của Bắc Triều Tiên
- • Tử Vi: Thứ năm của bạn (5/6)
- • Bộ y tế Indonesia kêu gọi thiến những kẻ ấu dâm
- • Bạn gái kẻ chặt xác phi tang bạn đồng tính bị khởi tố
- • Khoảnh khắc bầu Kiên và vợ tại phiên tòa
- • Tử Vi: Thứ tư của bạn (4/6)
- • Tử Vi: Tháng 6 của bạn
- • Tử Vi: Thứ ba của bạn (3/6)
- • Thất vọng lớn sau một tháng mất chủ quyền
- • ‘Kiều nữ Hải Dương’ lại gây sóng gió ở Hà Nội?
- • Cuộc biểu tình trước hai sứ quán TQ và Việt Nam tại Washington
- • Căng thẳng Biển Đông và hậu quả kinh tế
- • Tử Vi: Thứ hai của bạn (2/6)
- • Việt Nam gìn giữ, bảo tồn và phát triển tài nguyên biển ra sao? (phần 2)
- • Thư kêu gọi lên án hành động đàn áp hoạt động nhân quyền
- • Song phương với Trung Quốc là vô phương cứu chữa
- • TQ đang 'gây bất ổn' trên Biển Đông
- • Vỉa hè Sài Gòn và những giấc mơ đổi đời
- • Tử Vi: Thứ bảy của bạn (31/5)
- • Gã trai phạm 3 tội với nữ sinh bị tuyên án tử hình
- • Học giả Việt Nam tiếc thông điệp Obama đến muộn
- • Phạm Chí Dũng : Trung Quốc có tấn công Việt Nam vào thời điểm này ?
- • Nước cờ hiểm của TQ với giàn khoan
- • Vì sao VN vẫn trì hoãn kiện TQ?
- • Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 có hiệu lực pháp lý hay không?
- • Tử Vi: Thứ sáu của bạn (30/5)
- • Ba chị em mồ côi tự nuôi nhau ở Quảng Bình
- • Sập cao ốc tại Bình Nhưỡng : Bốn kỹ sư Bắc Triều Tiên bị hành quyết
- • Kiện Bắc Kinh : Thế ứng xử mới của Việt Nam trước Trung Quốc
- • Vợ đi làm vắng nhà, chồng hại đời 2 bé gái hàng xóm
- • Tử Vi: Thứ năm của bạn (29/5)
- • Giới trẻ Lào Cai nghĩ gì về chiến tranh Việt – Trung?
No comments :
Post a Comment