(PetroTimes) - Chúng tôi đến xóm chài bên sông Hồng, Hà Nội trong những ngày giáp Tết. Hơn chục mái chòi được phủ bằng những tấm bạt xây dựng loang lổ xanh xanh đỏ đỏ, vách nhà được ghép bằng những phên gỗ tạp hở toang hoác đang nổi bập bềnh trên những thùng phi phủ đầy gỉ sắt, tấm sốp cáu bẩn. Chỉ vài bước chân là từ xóm chài sẽ bước ra phố. Thế giới của mấy chục con người sống dưới mức thấp nhất của Thủ đô cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng đang khắc khoải chờ Tết.
Đặc khu nghèo khó
Mặc dù đã cẩn thận nhờ người dẫn đường, chúng tôi cũng phải lần mò vài vòng trong những con ngõ ngoằn nghèo của khu nhà ổ chuột dưới gầm cầu Long Biên, phường Phúc Xá mới tìm được một cái ngách nhỏ chỉ vừa hai người đi bộ nối xuống xóm chài ven sông Hồng. Đang đầu mùa khô, bãi bồi lổn nhổn những mô đất mấp mô bởi những ruộng ngô đã thu hoạch hết. Vài luống rau mới vun của người dân bãi bồi giữ lại vài vệt màu xanh như muốn chạy đua với thời gian để thu hoạch bán trong dịp tết Giáp Ngọ.
Xóm chài lềnh bềnh trong rác
Xóm chài lọt thỏm dưới lòng sông. Chúng tôi gọi với sang một lúc nhưng bốn mái nhà bên bờ sông phía quận Long Biên vẫn im lìm. Tiếp tục lần theo bãi sông, chúng tôi tìm được 8 nhà nổi còn lại trong xóm. Mấy con chó sủa vang, gầm gừ khi có người lạ đến gần khiến chúng tôi phải dừng lại. Một lúc sau, tiếng một người phụ nữ trung niên lanh lảnh cất lên khiến bầy chó cụp đuôi chạy vội lên những chiếc cầu độc mộc dẫn lên các ngôi lều nổi.
Những cái mảng thô sơ là phương tiện di chuyển duy nhất của người dân xóm chài.
Xóm chài ven sông xuất hiện cách đây hơn 20 năm. Đây là nơi trú ngụ của những con người lưu lạc, nghèo khổ từ khắp các tỉnh phía Bắc về Hà Nội. Trong 5 năm qua, Thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều chính sách nhằm siết chặt quản lý về nhân khẩu của các hộ dân này như quản lý dân số, theo dõi bắt buộc đăng ký tạm trú, kéo điện từ trên bờ xuống các nhà nổi, giúp đỡ các hộ dân lên bờ
sinh sống… Năm 2010, đã xảy ra một vụ cháy trong xóm chài, 1 hộ dân đã bị thiêu rụi. Trong năm 2013, cuộc sống khó khăn quá nên đã có 2 hộ dân xuôi dòng bỏ xóm chài. Chính vì vậy nên từ đỉnh điểm gần 30 căn lều nổi, đến nay xóm chài ven sông chỉ còn 12 hộ.
Anh Trần
Quang Dũng, người sinh ra và lớn lên tại phường Phúc Tân vừa dẫn đường cho chúng tôi vừa kể: “Người Hà Nội khi nói về xóm chài trên bãi nổi ven sông Hồng thường đùa rằng đây là một đặc khu nghèo khó của Thủ đô. Trong những năm qua xóm chài này đang dần thu hẹp nên cũng chẳng còn bao lâu nữa sẽ biến mất. Cứ có nhà nào mới manh nha đến là chính quyền sẽ giải tỏa
ngay lập tức. Có nhiều người sống quanh khu vực này thỉnh thoảng đưa bạn bè Tây, Ta đến nhòm ngó xóm chài này như xem vườn bách thú”.
Ước mơ lên bờ
Hà Nội là một thành phố lớn đang trên đà phát triển. Chính vì vậy tình trạng nhập cư của người ngoại tỉnh đến Hà Nội sinh sống, làm thuê làm mướn là cực kỳ phức tạp. Xóm chài ven sông Hồng, nơi tụ tập những số phận, mảnh đời cơ cực vẫn đang ngóng chờ sự giúp đỡ của xã hội để có những ngày tết đầm ấm.
Bà Trần Thị Mai, một trong những cư dân lớn tuổi nhất của xóm chài
Chị Nguyễn Thị Thịnh, quê Hưng Yên, sinh sống ở xóm chài này đã được hơn chục năm. Nhà chỉ độc có hai vợ chồng dựa nhau sinh sống. Hằng ngày chị Thịnh vào phố bán hàng thuê, gánh rong kiếm sống còn ông chồng thì chài lưới bắt cá. Với giọng buồn rầu chị cho biết: “Năm nay đói lắm em ơi, đợt này trời lạnh, gió nhiều, cá ít lắm. Mấy hôm nay cũng chẳng có con cá nào nên chẳng đủ gạo mà ăn. Việc làm thuê cũng ngày càng hiếm, mấy hôm nay tôi ốm nên phải nằm nhà. Mọi năm đến những ngày này là chính quyền địa phương, các cơ quan đoàn thể, sinh viên tình nguyện đến giúp đỡ, tặng quà Tết nhưng năm nay vẫn chưa thấy gì cả… Tết năm nay tôi chỉ mong muốn các cơ quan đoàn thể tặng cho ít quà như bánh chưng, kẹo bánh, tốt nhất là gạo”.
 |
Góc bếp của nhà bà Trần Thị Mai. |
Bà Trần Thị Mai, quê Thái Bình là hộ gia đình có hai người phụ nữ góa chồng và một đứa cháu trai đang học năm cuối cấp 3. Gia đình bà đã sống trong xóm chài hơn chục năm. Bà kể: “Tôi đã làm thuê, gánh rong gần 20 năm trong chợ Long Biên. Trước đây hai mẹ con thuê nhà trong xóm nhưng sau khó khăn quá nên xuống đây đóng bè ở. Mình có sức khỏe mình phải tự lo mà kiếm sống, đi nhặt phế liệu mỗi ngày rồi đánh đống lại trước cửa, chờ khô bán lại cũng có vài chục ngàn một ngày nên chẳng việc gì phải trông mong ở chính quyền. Cám cảnh một nỗi là nhà tôi chỉ có 1 cháu đang ăn học nhưng do bố nó mất sớm nên cảnh nhà neo đơn lắm. Năm tới tôi chỉ mong được khỏe mạnh, kinh tế phục hồi, cuộc sống bà con khá khẩm hơn. Nếu được tạo điều kiện nhà tôi sẽ sẵn sàng lên bờ để cháu được đi học, có việc làm để đừng khổ như mẹ, như bà nó…”.
Rời xóm chài lúc trời ngả về chiều, mà trong lòng vẫn mang nặng nỗi cám cảnh cho những kiếp người nơi vạn chài nghèo. Những mái lều xiêu vẹo, những người đàn bà “không chồng” như những con vạc còm cõi kiếm ăn bên mom sông. Những phận người lênh đênh đang ngày đêm chìm nổi theo sông nước vẫn ngày ngày ấp ủ một giấc mơ đơn giản, nhỏ nhoi là được lên bờ sống như những người dân Thủ đô bình thường nhất.
Công Ngọ
Bài viết liên quan:
- Vợ đánh chồng mỗi khi từ chối ân ái
- Bé trai bị trói tay, bỏ rơi trên bờ đê
- 5 cách lái xe bất lịch sự của người Việt
- • Báo động tình trạng xâm hại tình dục trẻ em
- • Singapore được xếp hạng là nơi tốt nhất cho các bà mẹ ở châu Á
- • ‘Kiều nữ Hải Dương’ lại gây sóng gió ở Hà Nội?
- • Vỉa hè Sài Gòn và những giấc mơ đổi đời
- • Ba chị em mồ côi tự nuôi nhau ở Quảng Bình
- • Giới trẻ Lào Cai nghĩ gì về chiến tranh Việt – Trung?
- • Bí quyết tạo thiện cảm trong lần gặp đầu tiên
- • Uống nước: Một phương pháp làm đẹp thần kỳ
- • Hai cô gái chết trên cùng một sợi dây treo cổ ở TP.HCM
- • Cụ bà ở Detroit mừng sinh nhật thứ 115
- • Quĩ Khuyến Học Tây Du: Ước mơ thay đổi tư duy cho giới trẻ Việt
- • Đời sống công nhân các công ty Trung Quốc ở Bình Dương
- • Chết khiếp chuột khủng trên bàn nhậu
- • Bất động sản trùm mền - công nhân vô gia cư
- • Cụ ông thành 'máy ATM' sau lần đi bar gặp gái trẻ
- • Ngư dân bám biển để bảo vệ ngư trường và chủ quyền
- • Khánh Ly: Tình, tiền và nghịch lý
- • Chuyện lạ: Người đàn ông “hóa rắn” sau khi ăn thịt rắn
- • Các tổ chức XHDS yêu cầu tôn trọng quyền tự do lập hội
- • Những người bắt ốc ở tận cùng miền Nam
- • Nông dân miền Nam đau đầu vì xoài
- • Elbe kỷ niệm 200 năm ngày Hoàng đế Napoléon bị lưu đày
- • Nữ sinh trường y đấu giá trinh tiết
- • Thầy giáo quan hệ tình dục với hàng trăm nam sinh
- • Ước vọng của những người con Việt lai Mỹ
- • Sinh viên y khoa rao bán trinh tiết lộ mặt
- • Cựu chiến binh tàn phế giúp thanh thiếu niên tàn tật
- • 5 con gái khai tử cha đang còn sống
- • 12 năm đăng ký kết hôn với em chồng mà không biết
- • Chuyện em yêu chị của đôi cưới nhau trong bệnh viện
- • Cơm lam xứ Tây Bắc
- • Nữ sinh trường y đấu giá trinh tiết
- • Tử vong vì sởi tại Việt Nam tăng lên 123 người
- • Xe bus Sài Gòn, nỗi ám ảnh mỗi ngày
- • Thế giới 'khát tình' của quý bà
- • Nữ sinh viên bán thân để tồn tại
- • “Phù phép” thực phẩm bẩn: Người Việt đầu độc nhau
- • Nữ Việt kiều Mỹ bị bác đơn kiện báo Người Ðưa Tin
- • Những chuyến phà, tàu cao tốc miệt Tây Nam Bộ
- • Nạn xì ke, số đề ở Long Xuyên
- • Ngôn từ thời nay của giới trẻ Việt Nam
- • Người muốn làm vợ của tướng cướp Hồ Duy Trúc dù một ngày
- • Chị em sinh đôi chia nhau cả bạn trai
- • VN Tôi Đây !! Em bé cởi truồng mò cua bắt ốc
- • Bi kịch mối tình chị dâu em chồng
- • Hai anh em ruột lấy chung một vợ, có 11 người con
- • Mẹ 19 tuổi biến mất, bỏ lại con sơ sinh ở bệnh viện
- • “Người Việt xấu xí” – Lá thư từ người bạn Nhật
- • Nỗi buồn những cánh đồng thuốc lá Tây Ninh
- • Cô dâu Việt và trở ngại ngôn ngữ
- • Cần Thơ nhiều người bán thận để 'thoát nghèo'
- • Huế, nhìn từ 'Phố Tây'
- • Hàng trăm phu vàng ùn ùn chạy trốn khỏi mỏ vàng
- • Quý tộc và cái giá phải trả cho tội gian lận phúc lợi xã hội
- • Ngửi nách, xác định tình yêu!
- • Những bãi biển miền Trung đang hẹp dần
- • Tây Nguyên vào mùa khô
- • Chuyện trò với con về tình dục, khó nhưng vẫn phải làm
- • Chợ côn trùng độc nơi biên giới
- • "Vũ nữ chân dài" giúp dân Bảy Núi thu bạc triệu mỗi ngày
- • Con ong bầu và người nông dân Tây Nam Bộ
- • Những chuyến xe cây giống từ miền Nam
- • Mùa hè và những bữa cơm tình thương
- • Trại phát triển kỹ năng lãnh đạo cho thế hệ trẻ Mỹ gốc Việt
- • Linh hồn trẻ thơ và những nấm mộ không tên
- • Câu chuyện những chiếc cầu ở Đà Nẵng
- • Mùa đói Tây Bắc khởi sự
- • Tài tử Nguyễn Chánh Tín vỡ nợ, bị buộc rời khỏi nhà
- • Chủ tịch Bayern Munich vào tù vì trốn thuế
- • Tản mạn về những cô gái sống độc thân
- • Đậu giống Trung Quốc khiến nông dân điêu đứng
- • Hy sinh là điều khiến mình mất chồng?
- • Ước mơ nhân rộng mô hình “Bếp ăn sinh viên” ở VN
- • Ngày 8 tháng 3 với phụ nữ miền Tây
- • Chị em phẫu thuật giống nhau, yêu cùng một người
- • Chuyện những chiếc cầu xứ Việt
- • Chấn động vụ kiện 288 tỷ của siêu mẫu Ngọc Thúy
- • Mua vé máy bay rẻ
- • Hộ khẩu – sự phân biệt tầng lớp ở thành thị Việt Nam
- • Nạn trộm cắp bùng phát sau Tết
- Hoa hậu Diễm Hương bị chồng đệ đơn đòi ly dị
- Một người phụ nữ đã sinh con ngay trên vỉa hè đi bộ
- Nghĩ gì về Tiệm McDonald đầu tiên ở Việt Nam?
- • Quĩ giáo dục Việt Nam: Thành quả 11 năm hoạt động
- • Mùa Xuân của những người mù xứ Huế
- • VN hướng đến mục tiêu sạch bệnh dại vào năm 2020
- • Chuyện khó tin về người đàn ông mù biết đi xe đạp có 10 vợ
- • Sơn nữ tắm tiên giữa đại ngàn: quá khứ đã xa?
- • 10 sự thật thú vị về ngày Lễ tình nhân
- • Lễ tình yêu ở Sài Gòn
- • Lễ Tình Yêu “Valentine” và ngôn ngữ của các loài hoa
- • Không quên những người vô gia cư và cơ nhỡ khi xuân về
- • Chuyện quà Tết cấp trên
- • Tệ nạn bia rượu ở Việt Nam: giải quyết ra sao?
- • Người trẻ chia sẻ cảm nghĩ về năm 2013
- • Tết nghèo của người dân thượng nguồn Quảng Ngãi
- • Tết và mùa cúng cô hồn ở Huế
- • Chợ nổi ngày cuối năm
- • Cứu lạnh trước Tết và cứu đói ra Tết cho Sapa
- • Người miền Tây tất bật thu hoạch hoa bán Tết
- • Ông đồ 9X điển trai hút du khách tại Sài Gòn
- • Massage, tắm thuốc ở Sapa
- • Đổi tiền lẻ cúng Tết
- • Gạo cứu đói ngày Tết
- • BS. Alexandre Yersin và Việt Nam
- • Tổng thống Pháp đòi kiện báo Closer vì tiết lộ người tình bí mật
- • Rộn ràng mùa cưới tháng Chạp
- • Cơn sốt bàn ủi con gà
- • Sài Gòn rầm rộ dịch vụ đòi nợ thuê
- • Thị trường vàng mã cuối năm
- • Bí quyết trẻ lâu của phụ nữ Pháp
- • Nhiều doanh nghiệp bất động sản chuyển sang dịch vụ cò
- • Lao Động Việt Nam ở nước ngoài và Nghị Định 95
- • Vì sao nữ Tiến sĩ sinh con với chồng đã khuất?
- • Mỹ phát hành 'tiền hên' nhân dịp Tết Nguyên Đán
- • Kết quả nghiên cứu: Càng lo nhiều, càng dễ bị stroke
- • Nghề buôn áo quần bành
- • Tổ chức "Cứu Trợ Trẻ Em" giúp bão lụt miền Trung
- • Mùa bắp cải, su su xứ Bắc
- • Chuyện lạ ngày Noel với “nụ hôn đứt lưỡi”
- • Đón Giáng sinh trên quê hương ông già Noel
- • Một góc nhìn về hoạt động dân sự trong tình hình hiện nay
- • Biệt khu Trung Quốc ở Đà Nẵng
- • Trương Quốc Huy trả lời RFA từ trại giam ở Bangkok
- • Lao động Việt ở Đài Loan phản đối nghị định phạt nặng người bỏ trốn
- • Sài Gòn mùa Giáng Sinh
- • Tài xế bị ‘hôi bia’ trả lại tiền cho các nhà hảo tâm
- • Sẵn sàng chi cả tỷ đồng thuê Tây đẻ con
- • Cư dân mạng khủng hoảng vì dịch vụ 3G
- • Men Trung Quốc tràn ngập các lò rượu Việt Nam
- • Phong trào Con đường Việt Nam
No comments :
Post a Comment