
Các cháu bé người sắc tộc H’mong vừa được phát quần áo ấm và giầy bốt.
RFA
Thanh Trúc, phóng viên RFA
Eyes Of Compassion, Mắt Thương Nhìn Cuộc Đời, một tổ chức từ thiện ở Toronto, Canada , thành lập năm 1989, khởi sự về Việt Nam và thành lập một nhóm liên đới từ năm 2000 đến nay.
Ba mục tiêu: giáo dục, y tế, phát triển cộng đồng
Sáng lập và dành gần như trọn thời gian cho những công tác nhân đạo về bên nhà là một người Canada gốc Việt ở Toronto, chị Diệu Liên. Mắt Thương Nhìn Cuộc Đời tập trung vào ba công việc chính là giáo dục, y tế, phát triển cộng đồng:
Giáo dục là những chương trình như học bổng, sửa lại trường học hoặc xây dựng trường học. Về y tế là mổ mắt, chữa bịnh cho bệnh nhân, phẫu thuật và điều trị tại các bệnh viện. Phát triển cộng đồng thì mình làm hệ thống giếng nước, xây cầu qua lại ở những nơi hẻo lánh, sửa lại hoặc xây lại nhà cửa.
Mắt Thương Nhìn Cuộc Đời đi hoàn toàn cả ba miền, chủ yếu là những nơi nào ít người đến hoặc nó xa xôi hoặc đường đi hiểm trở.
Giáo dục là những chương trình như học bổng, sửa lại trường học hoặc xây dựng trường học. Về y tế là mổ mắt, chữa bịnh cho bệnh nhân, phẫu thuật và điều trị tại các bệnh viện. Phát triển cộng đồng thì mình làm hệ thống giếng nước, xây cầu qua lạ...chị Diệu Liên
Không chỉ trong phạm vi Canada, Mắt Thương Nhìn Cuộc Đời có sự đồng hành của Brighter Day Foundation, cũng là một tổ chức từ thiện ở Hoa Kỳ. Khi về Việt Nam, hai tổ chức trong nước cùng làm việc và hỗ trợ tích cực cho Mắt Thương Nhìn Cuộc Đời là Hội Bảo Trợ Trẻ Em Khuyết Tật và HSCV, chữ tắt của Hội Từ Thiện Cho Thiếu Nhi Việt Nam do một người Mỹ điều hành tại Hà Nội.
Cái duyên may mắn là cũng có bạn bè và những người chung quanh đóng góp tiền từ thiện cho mình. Chính họ là những người đã gởi thư về yêu cầu mình làm những việc đó và họ sẵn sàng đóng góp. Chính vì vậy mà mình có những chuyến đi tốt đẹp như vậy.
Người H’mong và cái lạnh ở Sapa
Tháng Mười Hai 2013, sau đợt tuyết phủ trắng xóa với nhiệt độ lạnh cóng dưới không, Mắt Thương Nhìn Cuộc Đời đã có mặt tại Sapa, nơi đa số người sắc tộc H’mong sinh sống:

Những cháu bé đợi đến lượt lãnh quần áo ấm và giầy bốt. RFA
Mình là người xứ lạnh, được mặc áo ấm, có găng tay, có khăn choàng mà vẫn còn thấy khó khăn, mà trong cảnh sống đơn sơ như vậy thì làm sao mà họ chống chọi và họ đã chống chọi từ năm này sang năm khác. Ở trên đó gió lạnh buốt, mình hai ba lớp áo vẫn lạnh mà họ vẫn hở cổ, người tím ngắt vậy đó. Mình cầm khăn choàng cho họ thì họ rất xúc động, họ cầm tay mình mà tay họ cũng lạnh buốt.
Sức chịu đựng của người lớn đã đành rồi mà cái sức chịu đựng của các nít chừng như trở thành hoang dại vậy. Các em không có quần mặc, đôi khi nó chỉ mặc một xíu vải trên người, chân thì đi chân đất, cái lạnh của tụi nó không thể nói được, đôi chân đất tím ngắt như vậy, nó run như vậy. Không biết làm sao diễn tả cho hết cảm nghĩ của Diệu Liên về những hình ảnh đó, chỉ biết một khi mình đi qua và gặp thì những hình ảnh đó nằm trong tim mình hoài hoài luôn.
Đó là lời người từ xa về, còn theo cư dân Hà Nội, thành viên của Mắt Thương Nhìn Cuộc Đời, anh Nguyễn Tất Kiên, người H’mong ở Sapa thật đáng được quan tâm chăm sóc:
Sức chịu đựng của người lớn đã đành rồi mà cái sức chịu đựng của các nít chừng như trở thành hoang dại vậy. Các em không có quần mặc, đôi khi nó chỉ mặc một xíu vải trên người, chân thì đi chân đất, cái lạnh của tụi nó không thể nói được, đôi chân đất tím ngắt như vậy, nó run như vậychị Diệu Liên
Đồng bào H’mong ở những vùng cao khó khăn nhất, là những người giữ gìn biên giới cho tổ quốc, canh giữ những mảnh đất khó khăn của tổ quốc. Những người ở những điểm cao đấy luôn giữ nước luôn bảo vệ biên giới chống Trung Quốc. Mình là những người có điều kiện thì hãy ủng hộ cho bà con có sức mạnh có tình yêu thương và ý chí để đứng vững trên những mảnh đất khó khăn đó.
Mảnh đất khó khăn nhưng vô cùng xinh đẹp và huyền hoặc với những chiều sương xám như mây quyện quanh núi đồi và quanh người, cũng là nơi chốn duy nhất ở Vịệt Nam mà ngừơi ta có thể ngắm tuyết rơi khi đông về. Nhưng mà đời sống của người bản địa thì chỉ nghèo và nghèo quanh năm suốt tháng:

Trang web của Eyes Of Compassion, Mắt Thương Nhìn Cuộc Đời, một tổ chức từ thiện ở Toronto, Canada
Sapa mùa đông bao giờ cũng sớm hơn các vùng khác. Ở miền Bắc thì mùa đông rơi vào tháng Mười nhưng Sapa bắt đầu tháng Chín đã lạnh rồi. Là vùng núi cao, nhiệt độ của Sapa so với vùng xuôi thì luôn chênh lệch nhau khoảng 8 đến 9 độ C. Chẳng hạn Hà Nội 30 độ thì Sapa chỉ khoảng 20 độ thôi.
Là vùng cao của tỉnh Lào Cai, thị trấn Sapa bây giờ cũng rất phát triển nhưng mà hầu như người dân bản địa, chủ yếu là đồng bào H’mong, thì lại không có gì cả. Tất cả những tài sản, những chỗ đẹp nhất, không phải của người dân Sapa. Người dân Sapa ở trong vùng sâu, trên núi cao, trong thung lũng, trong những ngôi nhà rất tạm bợ. Còn những chỗ đẹp nhất thì người miền xuôi lên kinh doanh, mở nhà hàng, khách sạn, quán ăn, chủ yếu đến 95% ngừơi các nơi khác đến, đấy là cái bất cập.
Sương tuyết và khí lạnh mùa đông Sapa năm nay được coi là đột biến, chừng như lâu lắm mới bị một cơn rét đậm rét hại khác thường như vậy:
Tất cả những tài sản, những chỗ đẹp nhất, không phải của người dân Sapa. Người dân Sapa ở trong vùng sâu, trên núi cao, trong thung lũng, trong những ngôi nhà rất tạm bợ. Còn những chỗ đẹp nhất thì người miền xuôi lên kinh doanh, mở nhà hàng, khách sạn, quán ănanh Nguyễn Tất Kiên
Khi Kiên lên trao đổi với người dân Sapa thì nhiều người cũng rất là bất ngờ. Nhưng có một cái là về trâu bò thì năm nay lại không bị chết nhiều so với năm khác bởi vì người dân được khuyến cáo phòng chống trước rồi. Về một số những cây dược liệu của đồng bào trồng trên núi cao thì bị ảnh hưởng mất mát nhiều.
Người H’mong ở trong các bản sâu trong điều kiện kinh tế khó khăn, lúa trên đấy một năm chỉ trồng một vụ, hoa màu cũng không trồng được mấy.
Cuộc sống đắt đỏ
Tại Sapa, mọi dịch vụ ẩm thực và chi tiêu hầu như ăn theo ngành du lịch, giá cả có phần đắt đỏ hơn những nơi khác ở vùng xuôi:
Chẳng hạn như ở dưới xuôi hoặc các vùng khác thì gạo chỉ khoảng 5 đô một cân, 12.000 một cân, ở trên Sapa nó phải 7 đô rưỡi tới 8 đô một cân. Phở ở Hà Nội khoảng 30.000 đồng một bát, trên Sapa là 40.000 một bát. Tất cả các dịch vụ đều đắt hơn nên người thiệt thòi chính là người H’mong. Hàng hóa của họ cũung không có gì để bán cả, lúa một vụ cũng chỉ vừa đủ ăn thôi.

Một em bé người sắc tộc H’mong đang mắc cái áo mới. RFA
Cái thu nhập chính của đồng bào ở đó là thảo quả. Thảo quả là cây trồng ở trên rừng mà năm nay sẽ bị mất rất nhiều vì lạnh. Cái lạnh xuống là tất cả mầm của nó bị chết hết, năm nay là thất thu rồi. Đấy, cái đói là đang cận kề trước mắt bà con.
Mà chẳng lẽ tất cả người dân tộc H’mong, già trẻ lớn bé, đều cứ phải gồng mình chịu đựng cái đói cái lạnh tê tái thấu xuơng mãi hay sao. Theo anh Nguyễn Tất Kiên thì không hoàn toàn như vậy:
Thực sự người H’mong có điều kiện họ cũng phải mặc ấm chứ, tại vì không thể quen với cái rét được. Không giầy không ủng thì phải đi đất chứ còn nếu mà có thì phải đi chứ. Cái quan trọng là không có để mà mua và không có tiền để mua. Đợt vừa rồi đa số mua ủng của Trung Quốc thì nó không bền. Quần áo người H’mong cũng thế, mặc năm này sang năm khác, một người chỉ một đến hai bộ thôi, người ta cũng muốn có quần áo ấm mặc lắm chứ nhưng mà không có.
Cái thu nhập chính của đồng bào ở đó là thảo quả. Thảo quả là cây trồng ở trên rừng mà năm nay sẽ bị mất rất nhiều vì lạnh. Cái lạnh xuống là tất cả mầm của nó bị chết hết, năm nay là thất thu rồi. Đấy, cái đói là đang cận kề trước mắt bà conanh Nguyễn Tất Kiên
Đợt vừa rồi Kiên cùng Mắt Thương Nhìn Cuộc Đời mua toàn bộ là ủng của Việt Nam, áo quần của Việt Nam mang lên tặng cho các bạn ở trên ấy. Các cháu thì đồ chất lượng cao hơn một chút và tốt hơn để cho người ta đi được lâu hơn. Hôm qua Kiên vừa làm chương trình bên ấy xong thì hôm nay Kiên chạy qua Cao Bằng.
Cứu lạnh và cứu đói Vùng núi cao Bắc Bộ
Kỳ này, như đã nói, chương trình tập trung vào việc cứu lạnh cho bà con H’mong, còn chương trình cứu đói đang được chuẩn bị để thực hiện khi ra Tết:
Đầu tiên là để cứu lạnh, còn cứu đói thì đang triển khai ở Cao Bằng và một số vùng khác, qua Tết sẽ tập trung về Sapa nhiều hơn. Thực ra không chì Sapa có tuyết mà còn rất nhiều vùng có tuyết nữa, chẳng hạn như Lào Cai, Hà Giang, Đồng Văn, Mèo Vạc. Chương trình vừa rồi cũng làm tại Đồng Văn và Mèo Vạc. Tại vì Sapa là nơi rất nổi tiếng cho nên truyền thông tập trung vào đấy, chứ thực ra Sapa cũng chưa phải là vùng nặng nhất so với các vùng khác.
Chính vì thế, đi tìm những vùng lân cận để giúp đỡ cùng với Sapa là ý muốn và mục đích của Mắt Thương Nhìn Cuộc Đời. Chúa Nhật vừa qua, Mắt Thương Nhìn Cuộc Đời đã mang lên Sapa 310 phần quà gồm ủng, áo ấm, chăn mền, những vậy dụng cần thiết trong nhà cho bà con người H’mong. Sau Sapa, Mắt Thương Nhìn Cuộc Đời xuống Lào Cai, sau đó lên Yên Bái, Quảng Hàm và Quảng Ninh:
Thứ Sáu tuần này, tức ngày 24, sẽ triển khai ở Thái Nguyên, tuần trước nữa thì đã triển khai ở Đồng Văn và Hà Giang. Tức là hàng tuần liên tục triển khai các chương trình cho đồng bào ở vùng cao. Những đâu có khó khăn mà truyền thông không đến được thì Mắt Thương Nhìn Cuộc Đời cố gắng đến chứ không chỉ mình Sapa.
Từ Hà Nội đi Sapa gần 350 cây mà Kiên đi gần hai ngày mới lên được nơi vì tắt đường, vào những vùng sâu vùng xa rất khó khăn vì đường cũng xấu. Giao thông từ vùng nọ sang vùng kia rất lòng vòng. Chẳng hạn như một điểm trường có 310 cháu, nhưng chia ra làm 4 điểm trường khác nhau, mỗi điểm trường cách nhau 3 đến 4 ki lô mét. Ba bốn ki lô mét đấy xe máy cũng không đi vào được mà phải đi bộ vào tận nơi, mỗi thôn mỗi bản thì lại có một điểm trường, rất khó khăn trong việc vận chuyển. Cũng rất may là các thầy cô giáo và phụ huynh rất nhiệt tình, giúp Kiên khuân vác chứ nếu không thì Kiên chịu không làm thế nào được.
Tại những vùng cao và sâu mà Mắt Thương Nhìn Cuộc Đời biết và tới, anh Nguyễn Tất Kiên kể tiếp, thiếu ăn gần như là tình trạng phổ biến, nhất là đối với con trẻ:
Đến trước Tết thì Mắt Thương Nhìn Cuộc Đời sẽ có một đợt đi phát phân bón và lúa giống cho bà con. Vừa rồi lũ lụt họ bị mất hết mùa màng, mình giúp phân bón lúa giống để họ gieo họ làm trước Tết rồi thì ra Tết có thể có hoa màu để gặt háiChị Diệu Liên
Cao Bằng thì hiện tại Mắt Thương Nhìn Cuộc Đời đã triển khai hai bếp ăn cho hai trường, một trường Cấp Hai gồm 99 cháu và một trường Cấp Một 40 cháu. Trường Cấp Một thì các cháu ăn một ngày một bữa, trường Cấp Hai là hai bữa.
Đi một số điểm trường thì các cô giáo nói với Kiên là chỉ mơ ước mỗi buổi trưa xin cho hai cháu một gói mì tôm. Một gói mì tôm bây giờ là 2.500 đồng, nghĩa là một đô thì mua được 10 gói là được khoảng 40 cháu ăn. Một đô là khoảng 40 cháu ăn trưa để cháu đến lớp.
Cứu đói và cứu lạnh cho Sapa , Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Đồng Văn, Mèo Vạc như Mắt Thương Nhìn Cuộc Đời đang làm những mùa lạnh trước và mùa đông khắc nghiệt này, chỉ là giải pháp tạm thời và không có tính cách bền vững.
Hiện tại, Mắt Thương Nhìn Cuộc Đời đang sửa soạn cho một chương trình trợ giúp lâu dài và thiết thực hơn. Chị Diệu Liên nói:
Đến trước Tết thì Mắt Thương Nhìn Cuộc Đời sẽ có một đợt đi phát phân bón và lúa giống cho bà con. Vừa rồi lũ lụt họ bị mất hết mùa màng, mình giúp phân bón lúa giống để họ gieo họ làm trước Tết rồi thì ra Tết có thể có hoa màu để gặt hái. Nếu mình đưa phân bón và lúa giống về thì ngày mai họ tiếp tục ra đồng họ làm, tức là mình tạo công việc cho họ.
Sắp tới, Mắt Thương Nhìn Cuộc Đời sẽ tiến hành giúp bà con vùng cao nuôi gia súc mà con vật dễ nuôi nhất ở đó là con dê:
Mình sẽ cho họ mượn ví dụ hai con dê, trong một năm nó sanh sản ra được hai lứa, mỗi lứa hai con thì họ có được bốn con dê, còn mình lấy lại hai con dê của mình và đem cho người khác mượn. Đó là cách suy nghĩ và bước kế tiếp của Mắt Tương Nhìn Cuộc Đời năm 2014 này.
Vừa rồi là hành trình về với mùa đông Sapa miến Bắc để cứu lạnh trước Tết và cứu đói sau Tết cùng những kế hoạch trợ giúp dài hạn mà Mắt Thương Nhìn Cuộc Đời, một tổ chức thiện nguyện ở Toronto, đã và đang cố gắng thực hiện cho bà con nghèo, đặc biệt đồng bào dân tộc H’mong ở Sapa, điểm du lịch đang hấp dẫn nhiều khách nước ngoài ở Việt Nam.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi xin tạm ngừng ở đây.
No comments :
Post a Comment