Thursday, January 2, 2014

• Lao Động Việt Nam ở nước ngoài và Nghị Định 95


Công nhân nhập cư làm thủ tục tại sân bay Kuala Lumpur.
Công nhân nhập cư làm thủ tục tại sân bay Kuala Lumpur.
Photo by Tường An
Thanh Trúc, phóng viên RFA

Malaysia là quốc gia có số lao động nhập cư nhiều nhất Châu Á với một triệu chín trăm ngàn (1.900.000) công nhân chính thức và hai triệu (2.000.000) công nhân bất hợp pháp. Đây là những người nước ngòai đến Malaysia để kiếm việc làm.
Lao Động Việt Nam tại Malaysia
Theo thống kê của Ban Quản Lý Lao Động Việt Nam tại Malaysia, ngoài 70.000 lao động từ trong nước sang và đang  làm việc theo hợp đồng tại 12 tỉnh bang của nước này, còn có hơn 5.000 đang  cư trú và làm việc bất hợp pháp mà lúc nào cũng có thể bị bắt giữ.
Họ đã phá hợp đồng rồi trốn ra ngoài để kiếm việc khác vì nhiều lý do nhưng chủ yếu vẫn là bị bóc lột sức lao động, làm qua nhiều giờ nhưng mức lương không đủ và không đúng theo như giấy tờ họ đã ký trước khi đi.
Một chị đã bỏ ra ngoài, cho biết:
Quản lý của em người Indo, nó rất dữ, nó dọa đánh. Hôm em ốm, làm một ngày xong tối em về, vừa đến chỗ cổng là nó xông vào nó đánh em, thế là em bỏ ra ngoài, em rời công ty.
Chị công nhân thứ hai, làm tại một công ty khác, bỏ trốn vì  bất mãn về tiền lương mà còn bị chủ mắng chửi:
Quản lý của em người Indo, nó rất dữ, nó dọa đánh. Hôm em ốm, làm một ngày xong tối em về, vừa đến chỗ cổng là nó xông vào nó đánh em, thế là em bỏ ra ngoài, em rời công ty
Một nữ công nhân
Công ty thì làm việc rất chi là mệt, chủ với trưởng toán thì nó không tôn trọng công nhân, rất chi là khổ. Nói thật giờ em nói đến công ty mà em rớt nước mắt ra. Giờ người Việt Nam mình còn khoảng vài chục người à, còn nó bỏ đi ra ngoài tìm việc công ty khác hết. Em vẫn có tính ở được một năm, sang 2013 này thì tất cả là tăng lương cơ bản 900, riêng công ty nhà em thì không tăng. Đòi hỏi nói mãi thì tháng Hai nó lên lương cơ bản 900, tháng Ba nó thu lại hết. Em chán quá rồi, nó chẳng tôn trọng công nhân, nó chửi bọn em không thể chịu được, em phải chấp nhận bỏ ra ngoài để đi kiếm việc khác.
Mặt khác, chuyện rất phổ biến  ở Malaysia là khi công nhân Việt sang đến nơi thì thường bị chủ lao động giữ hộ chiếu hầu dễ bề kiểm soát. Vì vậy, khi bỏ trốn ra ngoài kiếm việc thì họ trở thành bất hợp pháp:
Công nhân lao động Việt tại Đài Loan biểu tình phản đối Nghị Định 95 ngay trước cơ quan đại diện Việt Nam tại Đài Loan tức Văn Phòng Kinh Tế Và Văn Hóa Việt Nam tại thủ đô Đài Bắc
Công nhân lao động Việt tại Đài Loan biểu tình phản đối Nghị Định 95 ngay trước cơ quan đại diện Việt Nam tại Đài Loan tức Văn Phòng Kinh Tế Và Văn Hóa Việt Nam tại thủ đô Đài Bắc tháng 12, 2013. RFA files
Sáng đi làm, tối về nói thật cứ đi trốn hết chỗ này tới chỗ nọ, không  may mà công an nó vào nó bắt thì  phải chịu.
Theo lẽ những người bị bắt có thể nộp đơn cho Tòa Đại Sứ để xin giấy tờ hồi hương với lệ phí khoảng 400 đến 500 RM tức Ringgit, tiền Malaysia. Thủ tực này mất nhiều thời gian và người bị bắt có thể phải  bị chuyển qua nhiều nhà tù khác nhau.
Những lý do đó làm nẩy sinh các hình thức móc nối, điển hình là  những kẻ môi giới cấu kết với cảnh sát địa phương Malaysia để bảo lãnh người bị bắt ra khỏi tù với giá 2.000 Ringgit để có giấy tờ về nước và  4.000 Ringgit nếu muốn ở lại:
Cơ bản phải 2.000 thì nó áp giải về cho đến Việt Nam,còn đưa 4.000 thì nó cho làm ở đây.
Đòi hỏi nói mãi thì tháng Hai nó lên lương cơ bản 900, tháng Ba nó thu lại hết. Em chán quá rồi, nó chẳng tôn trọng công nhân, nó chửi bọn em không thể chịu được, em phải chấp nhận bỏ ra ngoài để đi kiếm việc khác
Nữ công nhân
Tháng Chín 2011, tham tán công sứ Việt Nam tại  Malaysia, ông Trịnh Vinh Quang, cho biết khoảng 13.500 công nhân Việt cư trú và làm việc chui ở Malaysia đã ra trình diện và đăng ký sau khi chính phủ bản xứ ban hành chương trình ân xá lao động bất hợp pháp từ đầu tháng Tám. Trước đó, cũng như Đài Loan, Malaysia từng chính thức lưu ý Việt Nam về tình trạng quá nhiều ao động trong nước qua mà bỏ hợp đồng để đi kiếm việc làm không hợp lệ ở ngoài.
Nghị Định 95giọt nước làm tràn ly
Tháng Tám năm 2013  Việt Nam ban hành Nghị Định 95 nhằm xử phạt vi phạm hành chính trong lãnh vực lao động.  Chương IV của Nghị Định 95, Điều 35, Khoản 2, qui định phạt tám chục triệu đồng (80.000.000) đến một trăm triệu đồng (100.000.000) tiền mặt đối với lao động bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo hợp đồng.
Cha Hùng trao kiến nghị của công nhân cho đại diện chính phủ thuộc cơ quan đại diện Việt Nam tại Đài Loan. RFA
Cha Hùng trao kiến nghị của công nhân cho đại diện chính phủ thuộc cơ quan đại diện Việt Nam tại Đài Loan. RFA
Chính vì thế hồi tháng Mười Hai năm 2013,  công nhân Việt Nam tại Đài Loan, cả người bỏ trốn lẫn người làm việc chính thức, đã tổ chức biểu tình phản đối Nghị Định 95 trước Văn Phòng Kinh Tế Văn Hóa Việt Nam ở Đài Bắc. Linh mục Nguyễn Văn Hùng, giám đốc Văn Phòng Hỗ Trợ Pháp Lý Cho Công Nhân Và Cô Dâu Việt Ở Đào Viên, Đài Loan, cũng là người đại diện công nhân để trao thư kiến nghị cho viên chức Việt Nam tại Văn Phòng Kinh Tế Văn Hóa Việt Nam ở Đài Bắc, giải thích:
Nghị Định 95 như một giọt nước làm tràn ly, làm cho chúng tôi cảm thấy phải lên tiếng, còn giữ im lặng thì sự bất công tiếp tục mà dư luận quốc tế và dư luận Đài Loan không hiểu chuyện này.
Có một số chi tiết cụ thể tôi nghĩ cần để ý. Thứ nhất, chưa có một quốc gia nào có công nhân lao động ở Đài Loan cũng trốn ra ngoài, mà đưa ra một qui định bất công và vô nhân đạo như chính phủ Việt Nam.
Chưa có một quốc gia nào bắt người công nhân phải trả một số tiền lớn cho công ty môi giới rồi sau đó lại bắt người ta phải đóng tiền gọi là tiền chống trốn như chính phủ Việt Nam
Linh mục Nguyễn Văn Hùng
Thứ hai, chưa có một quốc gia nào bắt người công nhân phải trả một số tiền lớn cho công ty môi giới rồi sau đó lại bắt người ta phải đóng tiền gọi là tiền chống trốn như chính phủ Việt Nam.
Điều thứ ba tôi cũng muốn nhấn mạnh ở đây là cái hỗ trợ và nỗ lực của đại diện chính quyền Việt Nam tại Đài Loan, để mà quan tâm và để mà tìm hiểu lý do tại sao công nhân lao động Việt Nam bỏ trốn nhiều hơn những công nhân của các quốc gia khác.
Trong khi đó thì công nhân Việt tại Malaysia, tuy không đồng ý với Nghị Định 95 phạt nặng tiền người bỏ trốn, lại chưa có cơ hội biểu tình bày tỏ suy nghĩ của họ như công nhân bên Đài Loan.
Từ tháng Chín năm 2013, chính phủ Malaysia lại phát động một đợt truy quét công nhân nước ngoài cư trú và lao động bất hợp pháp. Sau đợt truy quét kéo dài đến cuối tháng Mười Một vừa qua đó, trên 400 công nhân Việt bị bắt vào các nhà tạm giam  rải rác ở Malaysia. Bên cạnh đó, trên 1.000 lao động ở lì không chịu về nước sau khi dứt hợp đồng cũng bị bắt giam.
Công nhân Việt Nam trong trại tù Melacca  Photo by Tường An
Công nhân Việt Nam trong trại tù Melacca. Photo by Tường An
Từ Australia, ông Nguyễn Đình Hùng, làm việc trong Nghiệp Đoàn Lao Động Australia, cũng là thành viên trong Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam, từng qua Malaysia để thăm viếng và tìm hiểu đời sống công nhân Việt ở đây, cho rằng Nghị Định 95 không giúp giải quyết chuyện bỏ trốn mà chỉ là một thứ gông cùm buộc lên cổ người công nhân lao động thấp cổ bé miệng ở nước ngoài:
Cho nên khí nhà nước đưa ra NĐ 95 không nhằm mục đích giúp đỡ và bảo vệ gì cho công nhân cả. Ký hợp đồng là những người trung gian, là những công ty môi giới, đã lừa họ đẩy họ ra đi mà thôi. Đến các nước sở tại họ không có một chính sách hay một dịch vụ nào để tiếp tục giúp đỡ cho người công nhân
ông Nguyễn Đình Hùng
Chúng tôi đã thăm viếng và đã gặp công nhân Việt Nam trong tù. Họ cho biết lý do bị giam giữ. Khi họ ra ngoài thì họ không có giấy tờ vì chủ giữ hết rồi, vì lý do đó mà họ bị bắt.
Bên Việt Nam khi  họ ra đi là những hợp đồng họ ký có những điều khoản về việc và lương bổng nhưng khi thực sự qua bên Malaysia vì  bị bóc lột, làm quá giờ, có khi làm 18 giờ một ngày trong vòng một tháng khi hàng gấp mà lương lúc trả lúc không, trả không đúng theo hợp đồng ký từ Việt Nam. Vì lý do đó mà họ bỏ trốn ra ngoài kiếm tiền để trả nợ lại số tiền 2.000 đô la trả trước khi đi lao động bên Malaysia, bên Đài Loan  là trên 4.000 đô la.
Cho nên khí nhà nước đưa ra Nghị Định 95 không nhằm mục đích giúp đỡ và bảo vệ gì cho công nhân cả. Ký hợp đồng là những người trung gian, là những công ty môi giới, đã lừa họ đẩy họ ra đi mà thôi. Đến các nước sở tại họ không có một chính sách hay  một dịch vụ nào để tiếp tục giúp đỡ cho người công nhân trong thời gian ba năm công nhân làm việc bên Malaysia hoặc bên Đài Loan.
Hiện tại ở Malaysia trên 1.000 người đó không ai giúp đỡ cả, không có môi giới nào vào để mà giúp đưa họ về lại Việt Nam. Khi họ bị bắt thì việc đầu tiên là phải có người bảo lãnh chọ họ ra, phải có tiền bảo lãnh chọ họ mua vé về Việt Nam. Bây giờ họ không có tiền và không có ai đứng ra bảo lãnh cả. Nếu không thì  phải ở lại cả năm trời, đến lúc đó thì chính quyền Malaysia trục xuất những người này về. . Vậy đặt câu hỏi là nếu mà theo Nghị Định 95 thì những người này về tiền  đâu mà họ trả với số tiền qui định rất là lớn như vậy.
Theo ông Nguyễn Đình Hùng, phía có thể giúp đỡ công nhân Việt ở Malaysia đã vi phạm hợp đồng, trốn ra ngoài làm việc và bị bắt chính là các công ty môi giới ở trong nước:
Những người môi giới ở Việt Nam khi đã lấy tiền của công nhân mấy ngàn đô la, mà đẩy họ vào những hoàn cảnh khiến họ phải trốn đi thì chúng tôi kêu gọi những nhà môi giới hãy giúp đỡ và bảo vệ họ đầu tiên. Đa số công nhân ra nước ngoài là thanh niên nghèo vùng quê, không có tiền bạc của cải, không có kiến thức cũng như ngôn ngữ nơi nước mà họ đến làm việc.
Vấn đề thứ hai là nhà nước Việt Nam hãy có những nghị định những chính sách nhân đạo để bảo vệ giúp đỡ công nhân của mình đi lao động ở nước ngoài.
Thứ ba, công nhân Việt Nam trước khi đi ra lao động nước ngoài hãy suy nghĩ kỹ lại và xem xét kỹ lại khi đặt bút ký hợp đồng, bởi vì đa số khi đặt  bút ký mà không hiểu trong hợp đồng đó nói gì,  ngay cả hợp đồng bằng tiếng Việt cũng không hiểu nói gì và cũng không hiểu hợp đồng này có hợp pháp hay không khi mình ra nước ngoài làm việc. Khi cầm hợp đồng đó là chỉ ký giữa cá nhân mình và môi giới mà thôi, vài trường hợp có dấu đóng của xã, huyện, quận, nhưng đó là hợp đồng giữa mình và nhà nước của mình, không phải hợp đồng của mình với chủ nhân.
Theo một nguồn tin từ Bộ Nội Vụ Malaysia, trong vài tháng tới sẽ có gần 500.000 công nhân bất hợp pháp các nước bị trục xuất về nguyên quán, trong đó có một số lao động Việt Nam đang bị giam lâu nay.
Đó là hoàn cảnh của những công nhân lao động Việt Nam đã bị bắt giữ sau khi chương trình ân xá lao động bất hợp pháp kết thúc ở Malaysia hồi tháng Mười Một năm 2011.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi sẽ trở lại cùng quí vị tối thứ Năm tuần tới.

No comments :

Post a Comment