Wednesday, December 4, 2013

• Việt Nam : Người nhiễm HIV/AIDS vẫn chịu nhiều kỳ thị

Triển lãm “Nỗi đau và Hy vọng – 20 năm HIV/AIDS ở Việt Nam" do Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Y tế Cộng đồng (CCRD) và Đại học Columbia (Hoa Kỳ) tổ chức, 2010-2011.
Triển lãm “Nỗi đau và Hy vọng – 20 năm HIV/AIDS ở Việt Nam" do
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Y tế
Cộng đồng (CCRD) và Đại học Columbia (Hoa Kỳ) tổ chức, 2010-2011.
Trọng Thành - RFI

 Trong những năm gần đây, dịch bệnh HIV/AIDS tại Việt Nam có chiều hướng suy giảm. Tuy nhiên con đường tiến đến mục tiêu « Ba không » (không người nhiễm HIV mới...) đòi hỏi những nỗ lực to lớn, bởi hàng năm vẫn có hơn 10.000 nhiễm HIV. Ngành y phải thay đổi những gì để mang lại hỗ trợ thích đáng cho người bệnh/người có nguy cơ bị lây nhiễm ? Các nhóm có nguy cơ cao đối mặt như thế nào với hiểm họa này ?... Đây là các câu hỏi chính của tạp chí tuần này.


Về mặt chính thức Việt Nam được công nhận là nước đã thực hiện được ba giảm : giảm số người nhiễm mới HIV, giảm số người chuyển sang AIDS và giảm số người tử vong vì AIDS.

Mặc dù số lượng người mắc bệnh được coi là ít hơn, theo các số liệu thống kê chính thức, mỗi năm vẫn có thêm khoảng 10.000 người nhiễm. Theo một số liệu thống kê gần đây của Bộ Y tế Việt Nam, cả nước có hơn 200.000 người nhiễm HIV còn sống, hơn 52.000 người đã chuyển sang giai đoạn AIDS và hơn 53.000 người đã tử vong vì bệnh này.

Con đường tiến đến mục tiêu Ba không (không người nhiễm HIV mới, không thêm ai bị AIDS và không ai tử vong vì AIDS) đòi hỏi những nỗ lực to lớn của Việt Nam.

Việc dự phòng, chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS ở Việt Nam ra sao trong thời gian gần đây ? Đặc biệt các thách thức nào buộc ngành y tế và các ngành có liên quan phải thay đổi để có thể mang lại những hỗ trợ thích đáng với người bệnh, người có nguy cơ bị lây nhiễm ? Các cộng đồng có nguy cơ lây nhiễm cao đối mặt như thế nào với hiểm họa này ?

Tạp chí của RFI tuần này có cuộc phỏng vấn Bác sĩ Khuất Hải Oanh, giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Sáng kiến Phát triển Cộng đồng (Hà Nội), một cơ sở hoạt động từ nhiều năm nay trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, còn có tiếng nói của ông Trần Khắc Tùng, giám đốc Trung tâm ICS (Nhóm Kết nối và Chia sẻ Thông tin/Information Connecting and Sharing), tổ chức có mục tiêu thúc đẩy và bảo vệ quyền cho người đồng tính, song tính và chuyển giới tại Việt Nam.



No comments :

Post a Comment