
Một cánh rừng loại dự trữ sinh quyển thuộc rừng Cúc Phương
Source Cuc Phuong National Park.gov
Gia Minh, biên tập viên RFA
Giao đất giao rừng cho cộng đồng người dân địa phương quản lý là một trong những biện pháp được đánh giá có thể giúp bảo tồn cũng như phát triển rừng.
Biện pháp này được triển khai ở các nước trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương và Việt Nam ra sao?
Biện pháp này được triển khai ở các nước trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương và Việt Nam ra sao?
Đánh giá
Hồi ngày 19 tháng 11 vừa qua, hơn 100 đại biểu của các chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức phi chính phủ, các cộng đồng dân cư, các chuyên gia tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương tham dự hội nghị tổ chức ở Bangkok với mục tiêu chính là tăng cường hoạt động giao rừng cho cộng đồng người dân địa phương quản lý thông qua Kế hoạch Hành động Quốc gia chung về rừng giao cho cộng đồng dân cư.
Nhân dịp này tổ chức có tên RECOFTC- Trung tâm Vì Con Người và Rừng, công bố phúc trình mang tên ‘Rừng giao cho cộng đồng cư dân tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương: đường đến phát triển đầy đủ.’ Báo cáo nêu bật hiện trạng tại nhiều quốc gia trong vùng Châu Á- Thái Bình Dương cộng đồng người dân địa phương chỉ quản lý chừng 3% tổng diện tích đất rừng hoặc ít hơn. Cụ thể đó là những cộng đồng dân chúng địa phương vùng có rừng ở các nước Kampuchia, Bhutan, Indoneisa, Malaysia, Miến Điện, Thái Lan.
Việt Nam được xếp trong nhóm nước mà cộng đồng dân chúng địa phương được giao quyền quản lý tổng cộng đến một phần ba đất rừng quốc gia, cùng với các nước khác như Ấn Độ, Lào, Nepal.
Việt Nam được xếp trong nhóm nước mà cộng đồng dân chúng địa phương được giao quyền quản lý tổng cộng đến một phần ba đất rừng quốc gia, cùng với các nước khác như Ấn Độ, Lào, Nepal.
Cũng theo phúc trình của RECOFTC thì có đến khoảng phân nửa các quốc gia trong khu vực tại đó người dân địa phương không có quyền sở hữu đối với đất rừng. Tại những quốc gia đó, cơ quan chức năng có quyền đơn phương thu hồi quyền sử dụng đất rừng của người dân bản địa bằng những quyết định hành chính; ngoài ra quyền sử dụng đó của người dân cũng bị giới hạn về mặt thời gian.
Giao đất rừng cho cộng đồng dân chúng địa phương quản lý, khai thác giúp cho cuộc sống của chính người dân ở đó được bảo đảm về mặt kinh tế hơn, đáp ứng những nhu cầu sinh sống hằng ngày của họ; song song đó còn giúp giảm tình trạng mất rừngRECOFTC báo cáo
Từ những phân tích về hiện trạng, báo cáo cũng chỉ ra hướng phát triển cho thời gian tương lai. Một kết luận được nêu ra trong báo cáo RECOFTC là việc giao đất rừng cho cộng đồng dân chúng địa phương quản lý, khai thác giúp cho cuộc sống của chính người dân ở đó được bảo đảm về mặt kinh tế hơn, đáp ứng những nhu cầu sinh sống hằng ngày của họ; song song đó còn giúp giảm tình trạng mất rừng , giúp cải thiện chất lượng và điều kiện của rừng. Tuy nhiên những lợi ích tiềm năng như thế đến nay chỉ mới ở mức hạn chế. Để phát huy thì cần có sự tham gia của tất cả các phía, đặc biệt chính phủ phải có những chính sách giao đất rừng cho dân chúng địa phương sao cho họ có được cuộc sống bền vững từ rừng.

Nạn khai thác những cây gỗ lớn tại khu vực rừng đầu nguồn khe Sến vào năm 2012. (baophapluat.vn)
Theo RECOFTC thì tăng trưởng mạnh mẽ ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đang tạo nên những tác động lớn đối với rừng và người dân trong khu vực. Nhu cầu đối với các sản phẩm từ rừng ngày càng gia tăng; song song đó là những dịch vụ về rừng. Tình trạng chuyển đổi đất rừng tự nhiên sang phục vụ các mục đích kinh tế như thành lập những đồn điền cao su, dầu cọ, rồi khai thác mỏ, làm dự án thủy điện tiếp tục diễn ra. Cụ thể những hoạt động như phát quang và nhất là đốt rừng khiến hằng triệu tấn khí carbon thải vào khí quyển.
Trong khi đó thì hơn 450 triệu người dân tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đang phải sống lệ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng.
Trong khi đó thì hơn 450 triệu người dân tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương đang phải sống lệ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng.
Hiện tại rừng và đất rừng tại Việt Nam hiện nay cơ bản đã có chủ; trong đó qui ra có 4-5 loại chủ rừng. Thứ nhất là chủ tập thể- có thể là Nhà nước hay là các đơn vị gọi là lâm trường. Dạng thứ hai là các chủ rừng tư nhân gồm các doanh nghiệp tư nhân, rồi các chủ rừng là người dânTS Trần Đại Nghĩa
Ý kiến chuyên gia
Tại Việt Nam, công tác giao đất- giao rừng cho cộng đồng cư dân địa phương được triển khai lâu nay ra sao?
Tiến sĩ Trần Đại Nghĩa, giám đốc Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp- Nông thôn, trưởng nhóm nghiên cứu về Môi trường & Biến đổi Khí hậu, nhân dịp đến tham dự cuộc họp khu vực về công tác giao rừng cho dân địa phương nói với Đài Á Châu Tự Do về công tác giao đất- giao rừng cho người dân trong nước sau đây.
Tiến sĩ Trần Đại Nghĩa, giám đốc Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp- Nông thôn, trưởng nhóm nghiên cứu về Môi trường & Biến đổi Khí hậu, nhân dịp đến tham dự cuộc họp khu vực về công tác giao rừng cho dân địa phương nói với Đài Á Châu Tự Do về công tác giao đất- giao rừng cho người dân trong nước sau đây.
Hiện tại rừng và đất rừng tại Việt Nam hiện nay cơ bản đã có chủ; trong đó qui ra có 4-5 loại chủ rừng. Thứ nhất là chủ tập thể- có thể là Nhà nước hay là các đơn vị gọi là lâm trường. Dạng thứ hai là các chủ rừng tư nhân gồm các doanh nghiệp tư nhân, rồi các chủ rừng là người dân. Theo như báo cáo của RECOFTC thì chừng 30% diện tích rừng của Việt Nam đã được giao cho người dân, nghĩa là chủ rừng là tư nhân. Việc giao đất cho người dân có một chủ rừng cụ thể cũng góp phần rất lớn cho việc bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam.
Chủ trương đó được thực hiện khoảng trên chục năm gì đó; nhưng trước kia người ta giao rừng dựa trên cơ sở giao trên giấy tờ là chính; tức trên cơ sở lịch sử sử dụng của người dân. Sau đó người ta đi giao dựa trên bản đồ, ví dụ khoanh giao cho gia đình ông A, ông B diện tích nào đó. Lúc đó kinh phí có hạn nên không ra hiện trường để giao. Do đó có thể có những bất cập là giữa thực tế và sổ sách không trùng khớp với nhau. Gần đây việc giao có nhiều mô hình và làm thế nào tăng cường việc giao ngoài hiện trường. Tuy nhiên để làm việc đó sẽ rất tốn kém. Với những phương tiện hiện tại của Việt Nam có thể phải mất cả trăm năm mới giao hết rừng. Lý do vì rừng ở Việt Nam rất nhỏ. Những khoảnh mà người dân quản lý rất nhỏ, chỉ vài trăm mét vuông thế thôi. Vì thế nếu phải đi hiện trường để làm rõ ranh giới giữa các chủ rừng khác nhau rất tốn kém.
Với những phương tiện hiện tại của Việt Nam có thể phải mất cả trăm năm mới giao hết rừng. Lý do vì rừng ở Việt Nam rất nhỏ. Những khoảnh mà người dân quản lý rất nhỏ, chỉ vài trăm mét vuông thế thôi
Có thể có những phương pháp hiện đại ví dụ như có thể dùng ảnh viễn thám; thế nhưng đối với những khoảnh rừng nhỏ như thế mỗi chiều chỉ sai một chút thôi thì đã khác rồi. Đó cũng là một khó khăn.

Đường mòn trong rừng già (rừng Cúc Phương)
Các loại rừng được giao cho cộng đồng dân chúng địa phương quản lý lâu nay tại Việt Nam cũng được tiến sĩ Trần Đại Nghĩa giải thích như sau:
Rừng ở Việt Nam có ba loại: thứ nhất là rừng phòng hộ, thường là rừng đầu nguồn các con sông cung cấp nước; thứ hai là rừng đặc dụng- các vườn quốc gia, dự trữ sinh quyển; thứ ba là rừng sản xuất, nghĩa là người ta có thể sản xuất kinh doanh. Về mặt nguyên tắc, trước kia chỉ giao cho cá nhân rừng sản xuất mà thôi. Còn rừng phòng hộ, rừng đặc dụng chỉ thuộc Nhà Nước vì ở vùng biên giới, hải đảo, đầu nguồn. Nếu những loại rừng này mà giao cho người dân sản xuất thì họ có quyền thực hiện 5 quyền như khai thác, thừa kế trên khu rừng đó khiến mất rừng gỗ đan xen khiến cho ảnh hưởng phía dưới. Thế nên những rừng đó đa phần chủ rừng là Nhà Nước, các công ty. Nhưng gần đây chính phủ cũng có nới rộng hơn là phần rừng phòng hộ có thể giao tối đa đến 35% cho dân hoặc các đơn vị tư nhân quản lý để làm thế nào có thể đạt đến mức tương đối tức là tổng diện tích rừng Việt Nam có chừng 50% là chủ tư nhân và 50% là chủ sở hữu tập thể.
Rừng ở Việt Nam có ba loại: thứ nhất là rừng phòng hộ, thường là rừng đầu nguồn các con sông cung cấp nước; thứ hai là rừng đặc dụng- các vườn quốc gia, dự trữ sinh quyển; thứ ba là rừng sản xuất, nghĩa là người ta có thể sản xuất kinh doanh. Về mặt nguyên tắc, trước kia chỉ giao cho cá nhân rừng sản xuất mà thôi. Còn rừng phòng hộ, rừng đặc dụng chỉ thuộc Nhà Nước vì ở vùng biên giới, hải đảo, đầu nguồn. Nếu những loại rừng này mà giao cho người dân sản xuất thì họ có quyền thực hiện 5 quyền như khai thác, thừa kế trên khu rừng đó khiến mất rừng gỗ đan xen khiến cho ảnh hưởng phía dưới. Thế nên những rừng đó đa phần chủ rừng là Nhà Nước, các công ty. Nhưng gần đây chính phủ cũng có nới rộng hơn là phần rừng phòng hộ có thể giao tối đa đến 35% cho dân hoặc các đơn vị tư nhân quản lý để làm thế nào có thể đạt đến mức tương đối tức là tổng diện tích rừng Việt Nam có chừng 50% là chủ tư nhân và 50% là chủ sở hữu tập thể.
Đánh giá về việc sử dụng đất rừng được giao của người dân địa phương Việt Nam, tiến sĩ Trần Đại Nghĩa có nhận định:
Cái này còn nhiều vấn đề. Hiện tại nếu kinh tế cho người dân phụ thuộc vào đất rừng thì rất thấp vì rừng ở Việt Nam cũng qua này kia cũng nghèo kiệt. Rừng tự nhiên còn rất ít, chỉ còn trên dưới chừng 1 triệu héc ta, chủ yếu tập trung ở miền Trung và một số ở miền núi phía Bắc. Đa phần rừng tự nhiên là không còn mà là rừng tái sinh, rừng phục hồi, rừng trồng là chính.
Cái này còn nhiều vấn đề. Hiện tại nếu kinh tế cho người dân phụ thuộc vào đất rừng thì rất thấp vì rừng ở Việt Nam cũng qua này kia cũng nghèo kiệt. Rừng tự nhiên còn rất ít, chỉ còn trên dưới chừng 1 triệu héc ta, chủ yếu tập trung ở miền Trung và một số ở miền núi phía Bắc. Đa phần rừng tự nhiên là không còn mà là rừng tái sinh, rừng phục hồi, rừng trồng là chính.
Giải pháp hiện nay như tôi nói ở trên là giao đất giao rừng cho dân để có chủ thực sự, khi họ có quyền lợi từ đó thì họ sẽ bảo vệ. Thứ hai cũng thực hiện một chính sách mới mà Việt Nam là một trong những nước đầu tiên tại Châu Á thực hiện là chính sách chi trả dịch vụ môi trườngTiến sĩ Trần Đại Nghĩa
Cái gọi là kinh tế từ rừng rất thấp. Vừa rồi chúng tôi có làm nghiên cứu thì trên 75% thu nhập từ rừng và đất rừng trên một héc ta độ khoảng 10 triệu đồng Việt Nam ( tương đương chừng 500 đô la), chỉ có dưới 25% là trên 10 triệu đồng. Như thế đối với những hộ mà diện tích xung quanh chỉ chừng 2 héc ta thì không đủ để đảm bảo cuộc sống của những người phụ thuộc vào rừng. Cho nên khi được giao đất- giao rừng mà không quản tốt, không có những chính sách hỗ trợ quản trị rừng thì dễn dẫn đến tình trạng rừng bị khai thác. Tôi nêu ra một ví dụ để so sánh: ở Lâm Đồng nếu một héc ta khoanh nuôi bảo vệ thì họ được khoảng 400000 đến 500000 đồng/ héc ta/ năm cho công trông và bảo vệ; nhưng nếu diện tích đó mà người ta chặt rừng đi, chuyển đổi thì thu nhập sau 4 hoặc 5 năm trồng bắt đầu có thể khai thác thu hoạch thì năng suất cho thu hoạch có thể từ 120 đến 150 triệu/héc ta. Còn đất đó nếu trồng rau, trồng hoa thì thu hoạch từ 200- 250 triệu/héc ta. Như vậy chênh lệch rất lớn và vì chênh lệch như thế sẽ dẫn đến việc người ta sẵn sàng chịu phạt nếu không có chính sách hỗ trợ phù hợp.
Chính quyền Việt Nam cũng đang tiến hành một số biện pháp nhằm có thể phát huy hiệu quả từ việc giao đất rừng giao rừng và sử dụng dịch vụ từ rừng. Tiến sĩ Trần Đại Nghĩa cho biết về điều này:
Giải pháp hiện nay như tôi nói ở trên là giao đất giao rừng cho dân để có chủ thực sự, khi họ có quyền lợi từ đó thì họ sẽ bảo vệ. Thứ hai cũng thực hiện một chính sách mới mà Việt Nam là một trong những nước đầu tiên tại Châu Á thực hiện là chính sách chi trả dịch vụ môi trường.
Tức là những người sử dụng dịch vụ từ rừng phải chi trả; cụ thể là ai? Đó là những người làm thủy điện- trên cơ sở mỗi giờ điện phát ra phải chi trả chừng 20 đồng tiền Việt Nam đưa vào quĩ phục hồi rừng. Rồi những công ty cung cấp nước sạch, khai thác nước sạch từ rừng bán cho người sử dụng, mỗi một mét khối phải trả 30 đồng. Rồi các khu du lịch sinh thái, nhà hàng, nghỉ mát tính theo vé- 1% giá trị vé để đưa vào quĩ đó. Quĩ đó sẽ chi lại cho người dân dựa theo diện tích cụ thể. Hiện có mô hình rất tốt có thể tham khảo là tại Lâm Đồng.
Xin phép được nhắc lại RECOFTC là tổ chức quốc tế phi lợi nhuận chuyên về lĩnh vực phát triển năng lực lâm nghiệp cộng đồng và cách thức quản trị rừng được ủy thác. RECOFTC tham gia mạng lưới chiến lược và đối tác hữu hiệu với các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, xã hội dân sự, khu vực tư nhân, người dân địa phương, các viện nghiên cứu và giáo dục khắp khu vực Châu Á- Thái Bình Dương cũng như nơi khác nữa.
Tạp chí Khoa học- Môi trường kỳ này tạm dừng tại đây. Hẹn gặp lại các bạn trong chương trình kỳ tới .
Giao rừng cho dân thì chắc chắn rừng sẽ được bảo vệ và phát triển bên vững, nhưng cán bộ kiểm lâm và những lọai cán bộ khác lấy gì ăn ?
ReplyDelete