Pages
Trang Chủ
Diễn Đàn
Tôn Giáo
VH Nghệ Thuật
Tư Liệu
Thế Giới
Hoa Kỳ
Khám Phá
Trang Cũ
Tuesday, April 15, 2014
• Trừng phạt kinh tế Nga : nước đổ lá khoai
Thượng đỉnh G7 tại La Haye. Ảnh ngày 24/04/2014
Thanh Hà - rfi
Chính sách trừng phạt kinh tế của Âu - Mỹ nhắm vào Nga là một thứ súng bắn nước của trẻ con, chĩa vào một ông võ sĩ hay là thuốc độc thấm từ từ vào mục tiêu như phương Tây mong đợi ? Phong tỏa kinh tế của Nga là một bài toán phức tạp, là con dao hai lưỡi.
Cộng đồng quốc tế đã tạm thời loại Nga ra khỏi nhóm G8. Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu đã đưa ra một loạt các biện pháp trừng phạt Matxcơva thôn tính Crimée, gây bất ổn tại miền đông Ukraina. Tây phương dọa sẽ mạnh tay dùng « vũ khí kinh tế » buộc chính quyền Putin làm dịu tình hình Ukraina.
Trước mắt « vũ khí kinh tế » của Tây phương không làm chủ nhân điện Kremli chùn bước. Nga thản nhiên trước chuyện bị gạt khỏi G8 và thượng đỉnh Sotchi dự trù tổ chức vào tháng 6/2014 đã bị 7 cường quốc công nghiệp phát triển nhất thế giới tẩy chay. Đầu tư nước ngoài vào Nga đã ồ ạt rút đi, chỉ số chứng khoán trên thị trường Matxcơva trượt giá, đồng rúp mất đến 20 % trị giá so với đô la trong ba tháng đầu năm 2014.
G8 : « bù nhìn » trong mắt Matxcơva
Bên lề Hội nghị an toàn hạt nhân La Haye hồi tháng 3/2014, lãnh đạo nhóm G7, gồm Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Đức, Ý và Nhật Bản đã thông báo tạm thời khai trừ Nga ra khỏi câu lạc bộ khép kín này. Quyết định tẩy chay thượng đỉnh G8 tuy đã làm tổng thống Putin mất mặt nhưng theo phân tích của giám đốc Viện Nghiên cứu về tình hình Châu Âu của Nga, Alexei Khouznetsov, tham gia G8 không phải là « sự sống còn » đối với nước Nga, với kinh tế Nga. Bởi vì trên thực tế, tại các cuộc họp thượng đỉnh lãnh đạo G8 chỉ thảo luận về những vấn đề nghiêm trọng của thế giới nhưng đây không phải là những cuộc họp mà ở đó 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới và Nga cùng đưa ra những quyết định quan trọng để giải quyết những vấn đề hay những khó khăn đó.
Chuyên gia này đưa ra bằng chứng cụ thể là ngay từ thượng đỉnh G8 đầu tiên năm 1998 tới nay, nhóm G7 + Nga chưa bao giờ thực hiện được những mục tiêu đề ra trong chương trình các cuộc họp. Về phần giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Chiến lược thuộc Viện Khoa học Hàn lâm Nga, Serguei Outkine cũng cho rằng G8 ngày nay không còn có trọng lượng. Ngay từ năm 2011 giới phân tích đã bắt nói tới khả năng thay thế G8 bằng G20. Do vậy ưu tiên của Matxcơva là G20 chứ không phải là G8.
Luận điểm này như vừa được phía Úc củng cố thêm khi Canberra loại trừ khả năng tổ chức thượng đỉnh G20 vào tháng 11/2014 tại Brisbane mà không có sự tham dự của Nga. Kịch bản thượng đỉnh G19 sẽ không xảy tới.
Theo nhà nghiên cứu Philippe Moreau Defarge thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Pháp IFRI, G8 là « đứa con của một thời kỳ đã đi qua ». Thực tế cho thấy là nhóm G7 ngày nay không thể vận hành tốt mà không cần đến 13 thành viên còn lại của G20. Về phần mình, bà Isabelle Facon thuộc Quỹ Nghiên cứu Chiến lược, Fondation pour la Recherche Stratégique cho rằng, loại Nga ra khỏi câu lạc bộ G8 trước hết là một biện pháp mang tính biểu tượng nhưng về thực chất thì không có tác động tiêu cực nào đối với nền kinh tế của Nga, đồng thời đây cũng là một dấu hiệu cho thấy sự bất lực của Âu - Mỹ trước một nhà võ sĩ đầy tự tin như chủ nhân điệm Kremli :
« Tôi nghĩ là biện pháp này không đủ mạnh để tổng thống Putin lùi bước trên hồ sơ Ukraina, hay Crimée. Dù sao đi chăng nữa, biện pháp trừng phạt đó không thấm vào đâu so với những gì đang diễn ra trên lãnh thổ Ukraina. Tuy nhiên đối với các nước phương Tây thì đây là một quyết định quan trọng và mang nhiều ý nghĩa bởi vì cộng đồng quốc tế, qua việc loại Nga ra khỏi nhóm G8 cho thấy Matxcơva đã đi ngược lại với tinh thần của nhóm này.
Trước mắt Nga không xứng đáng để tiếp tục là thành viên G8. Ngoài ra đối với Âu - Mỹ, đây cũng là một biện pháp mạnh bởi vì về mặt chính thức thì phương Tây chưa thực sự có những biện pháp trừng phạt kinh tế nhắm vào nước Nga ».
Chuyên gia Facon thuộc Fondation pour la Recherche Stratégique giải thích thêm vì sao Nga không bị loại trừ vĩnh viễn khỏi G8 :
« Đơn giản là vì nhiều nước Âu châu quan niệm rằng không nên đóng tất cả mọi cánh cửa đối với Nga mà nên duy trì một số kênh đối thoại. Tẩy chay thượng đỉnh G8 ở Sotchi là hành vi cảnh cáo. Do vậy vĩnh viễn loại trừ Matxcơva ra khỏi câu lạc bộ 7 nền công nghiệp phát triển nhất thế giới + Nga không hẳn là giải pháp tối ưu.
Trong thông cáo chung kết thúc hội nghị La Haye vừa qua, nhóm G7 cũng đã nêu ra nhiều điều kiện để Nga có thể quay trở lại G8. Tôi cũng xin lưu ý là quốc tế không hề đòi Nga trả lại Crimée cho Ukraina mà chỉ nói tới khả năng Matxcơva hội nhập lại nhóm G8 nếu Nga không gây hấn thêm, không làm nẫu nát thêm tình hình ở Ukraina. Cả Bruxelles lẫn Washington đều thừa biết là Ukraina đã mất đứt vùng Crimée. Nhưng tất cả mọi người đều ý thức được là sẽ không thể nào giải quyết êm thắm vấn đề Ukraina mà không có tiếng nói của Nga ».
Trừng phạt kinh tế : từ lời nói tới hành động
Trở lại với câu hỏi chính đó là Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu đã có những biện pháp trừng phạt nào đối với Nga ? Tác động của chúng đối với kinh tế của Nga với Âu-Mỹ ra sao và vì sao cả Bruxelles lẫn Washington đều vẫn còn rất rón rén khi sử dụng vũ khí kinh tế để trừng phạt Matxcơva ?
28 thành viên Liên Hiệp Châu Âu trong phiên họp cấp bộ trưởng Ngoại giao hôm 14/04/2014 dọa siết chặt thêm nữa chính sách trừng phạt kinh tế nhắm vào Nga trong trường hợp đàm phán tay tư về khủng hoảng Ukraina tại Genève trong tuần này thất bại.
Hiện tại Mỹ và châu Âu giới hạn việc cấp visa nhập cảnh, phong tỏa tài sản của một số quan chức Nga (dân biểu và giới quân đội) và Ukraina thân Nga. Có điều, không một người nào trong số 21 nhân vật trong danh sách đen của Liên Hiệp Châu Âu là những cộng tác viên trực tiếp của ông Putin và Bruxelles cũng không nhắm tới lãnh đạo hai tập đoàn dầu khí, Gazprom Rosneft của Nga. Gazprom được coi là cái hầu bao của cả nước Nga, bảo đảm đến ¼ thu nhập của nhà nước.
Tây phương dọa trừng phạt kinh tế và thương mại nước Nga thì nhiều nhưng các biện pháp cụ thể thì vẫn chưa thấy đâu. Giám đốc Quỹ Nghiên cứu về Chiến lược Camille Grand không ngạc nhiên khi thấy Matxcơva vẫn bình chân như vại trước những lời hăm dọa của Mỹ và Châu Âu. Đành rằng kế hoạch của ông Putin muốn xích lại gần với Châu Âu để hiện đại hóa bộ mặt kinh tế, công nghiệp của nước Nga tạm thời bị chựng lại, nhưng Putin đang ấp ủ những tham vọng khác cho nước Nga.
Trong bài xã luận trên tờ Washington Post số đề ngày 19/02/2014, George Will đã ghi nhận « Nước Nga tuy có một đội quân hùng mạnh nhất Châu Âu nhưng về phương diện kinh tế, đây hãy còn là quốc gia thuộc thế giới thứ ba », sống chủ yếu nhờ vào xuất khẩu tài nguyên và nhiên liệu. 50 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga được đổ vào thị trường Châu Âu. Hà Lan, Đức là những đối tác thương mại quan trọng nhất của Matxcơva trong Liên Hiệp Châu Âu do vậy Bruxelles có vũ khí để mặc cả với Nga.
Hiềm nỗi, biện pháp trừng phạt kinh tế luôn là con dao hai lưỡi mà những tác động đầu tiên sẽ ảnh hưởng tới các tập đoàn sản xuất vũ khí của Tây Âu, đứng đầu là Pháp, Đức...
Nước Anh và Nga thì có mối quan hệ mật thiết về tài chính, Đức thì phụ thuộc vào dầu khí của Gazprom, Rosneft.
Các doanh nghiệp Pháp trong năm 2013 đã xuất khẩu gần 8 tỷ euro sang Nga ; 1200 doanh nghiệp Pháp đang hoạt động tại một đất nước do Putin ngự trị ; ngành ngân hàng Pháp đang nắm trong tay hơn 36 tỷ tín dụng của các tập đoàn Nga. Paris chắc chắn phải cân nhắc kỹ trước khi quyết định trừng phạt nước Nga.
Tóm lại vì những quyền lợi kinh tế riêng của từng nước, 28 thành viên Liên Hiệp Châu Âu đều không mặn mà với viễn cảnh phong tỏa kinh tế nước Nga. Chuyên gia Isabelle Facon thuộc Quỹ Nghiên cứu về Chiến lược phân tích thêm :
« Thực ra mà nói cho đến nay tất cả mọi quốc gia đều đang tập trung vào việc bảo vệ quyền lợi tài chính, kinh tế của mình trước một đối tác có trọng lượng như Nga hơn là vào việc thẳng tay trừng phạt kinh tế chính quyền Matxcơva vì Ukraina. Hơn nữa như vừa nói, trên sân khấu ngoại giao, không ai muốn đóng chặt cửa với Nga. Cả hai mục tiêu duy trì đối thoại và bảo vệ các quyền lợi kinh tế giải thích vì sao tới nay, phương Tây run tay – hay nói đúng hơn là đã nhẹ tay - khi phải trừng phạt Matxcơva.
Vả lại, trong thế giới mở rộng và toàn cầu hóa như ngày nay, trừng phạt kinh tế Nga sẽ bất lợi cho cả đôi bên, chứ không chỉ riêng gì đối với bản thân Liên bang Nga. Đừng quên rằng, Nga và Châu Âu có những mối quan hệ khá chặt chẽ trong đủ mọi lĩnh vực, từ tài chính, thương mại, đầu tư, đến năng lượng … Trong bối cảnh kinh tế Châu Âu đứng trước nhiều thách thức như hiện nay, đương nhiên Bruxelles phải cân nhắc rất kỹ trước khi quyết định trừng phạt Nga ».
Trên thực tế, Liên Hiệp Châu Âu và Mỹ đều có khả năng dùng đòn kinh tế để gây áp lực với Matxcơva nhưng cả Bruxelles lẫn Washington đều muốn tranh gây thù oán với cựu trùm KGB, Vladimir Putin.
Kinh tế Nga đang trong giai đoạn đầy sóng gió : tăng trưởng trong năm 2013 rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009 (1,4 %) và đây là thành tích kém cỏi nhất trong số các nền kinh tế đang trỗi dậy.
Trong tháng 3/201 chứng khoán Matxcơva trượt giá không phanh. Đơn vị tiền tệ của Nga rơi xuống thấp kỷ lục so với đồng euro. Ngân hàng Trung ương phải vừa bơm tiền vào các hoạt động kinh tế vừa tăng lãi suất chỉ đạo đang từ 5,5 % lên thành 7 % để hãm bớt hiện tượng chảy máu tư bản và đà ‘rơi tự do’ của đồng rúp. Bà Facon không phủ nhận những tác động của các biện pháp trừng phạt kinh tế nhắm vào nước Nga nhưng không quên nhấn mạnh rằng, trong cuộc đọ sức trên bàn cờ kinh tế thì Matxcơva đang có một lá chủ bài then chốt trong tay : dầu hỏa và khí đốt.
« Điều rõ rệt nhất được ghi nhận tới nay là kể từ đầu khủng hoảng Ukraina, vốn đầu tư vào Nga đã bị ồ át rút ra khỏi đất nước của ông Putin, đặc biệt là trong ba tháng đầu năm 2014. Nhiều dự án đầu tư của Châu Âu và thậm chí là của các nước Châu Á vào Nga cũng đã bị đình chỉ. Một tác động khác là các dự án chuyển giao công nghệ của Châu Âu cho các tập đoàn của Nga cũng sẽ được xét lại rất kỹ.
Đương nhiên trong trung và dài hạn, kinh tế Nga sẽ gặp khó khăn nếu như phương Tây gia tăng các biện pháp trừng phạt kinh tế - nhất là như đã biết, kinh tế Nga đang gặp khó khăn từ hai năm qua. Nhưng tôi nghĩ là phương Tây, chính là châu Âu cũng sẽ bị thiệt hại nhiều trong vụ này chứ không chỉ một mình nước Nga ».
Một câu hỏi rất thực tế là liệu Liên Hiệp Châu Âu ở vào thời điểm này sẽ xoay sở ra sao nếu Matxcơva ngừng cung cấp khí đốt và dầu hỏa cho 28 thành viên trong khối ? Tăng trưởng của khu vực đồng euro đã èo uột -đôi khi mấp mé 0 % - thử hỏi, khối này có thể đương đầu được với thực tế khi mà giá dầu khí trên thế giới đột nhiên tăng vọt lên khoảng từ 120 đến 150 đôla/thùng như ở vào thời điểm những năm 2008 hay không ?
Trong lĩnh vực tài chính, tổng đầu tư trực tiếp nước ngoài của Châu Âu vào Nga là 190 tỷ euro, thêm vào đó là khoảng 90 tỷ công trái phiếu và cổ phiếu của các tập đoàn Nga đang trong tay các nhà đầu tư Châu Âu. Điều gì sẽ xảy tới và ai sẽ lâm vào cảnh « dở khóc dở cười » nếu như Matxcơva quyết định « phong tỏa » vốn của Châu Âu trên lãnh thổ Nga ?
Liên Hiệp Châu Âu vì những ràng buộc kinh tế, tài chính, năng lượng, đang lúng túng trước một nước Nga đang rất tự tin vào những nước cờ mình đang đi. Do vậy dù cứng giọng với Matxcơva nhưng thực lòng Bruxelles vẫn mong Nga biết điều nhượng bộ một chút để giải quyết khủng hoảng Ukraina mà không bên nào mất mặt.
Còn về phía Hoa Kỳ, kinh tế không phải là động lực khiến Washington đã nhẹ tay trừng phạt Matxcơva. Thị trường Mỹ tiêu thụ 4 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga. Dù vậy chính quyền Obama đã phải nương nhẹ ông Putin vì những lý do địa chính trị : lính Mỹ từ Afghanistan trở về phải đi qua lãnh thổ của Nga. Hơn nữa Washington cần có tiếng nói của Matxcơva để giải quyết các hồ sơ nóng bỏng như hạt nhân Iran hay khủng hoảng Syria và nguyên tử Bắc Triều Tiên.
Trong bối cảnh đó, cả Mỹ lẫn Châu Âu cùng tỏ thái độ cứng rắn với Nga những đó chỉ là những đòn « giơ cao đánh khẽ ». Cựu trùm KGB Putin thừa biết điều này.
Bài viết liên quan:
• Ra khỏi bóng rợp kinh tế của Trung Quốc
• Nga cần Trung Quốc để giải tỏa áp lực kinh tế của phương Tây
• Bầu cử và cải cách tại Ấn Độ
• Việt Nam có thể làm gì với Trung Quốc?
• Kênh đào Panama, cuộc cách mạng giao thông hàng hải
• Cách tính sản lượng theo mãi lực
• Mâu thuẫn của Liên bang Nga
• Kích Thích Kinh Tế
• Viễn cảnh đen tối cho kinh tế Nga
• An ninh lương thực tại Trung Quốc
• Lời thú nhận muộn màng của ông Bộ trưởng
• Những gì cản trở tiềm lực Việt Nam?
• Ô nhiễm không khí : TQ trả giá đắt
• Trận địa tài chánh – Đánh nhau bằng tiền
• Mỹ giúp châu Âu giảm bớt áp lực của Nga ?
• Địa phương Nga mắc nợ
• Kinh tế, tài chính Nga trước nguy cơ khủng hoảng nghiêm trọng
• TQ thừa nhận nguy cơ phá sản
• Khu vực năng lượng của Liên bang Nga
• Hiệu ứng kinh tế của vụ Ukraine
Khủng hoảng tại Ukraine
• Khi Trung Quốc hạ cánh
• Hoa Kỳ và nguy cơ suy trầm toàn cầu
• Bảo đảm ổn định tài chính và tiền tệ cho nước Mỹ
• Đồng rúp mất giá, Nga bất lực
• Cơ hội cho Việt Nam
• Pháp - Trung đọ sức tại châu Phi
• Apple có lợi gì khi "chơi" với China Mobile ?
• Tự do thông tin và phát triển
• 2014, bài toán trắc nghiệm thuyết Abenomics
• Xứ Chùa Tháp lung lay
• Kinh tế Đông Nam Á 2014
• Kinh tế Việt Nam trong Thế giới 2014
• Vì sao đoán trật?
• Kinh tế 2013 – Năm thứ 6 tăng trưởng dưới tiềm năng
• Cải cách chính trị tại Trung Quốc
• Ngọn hải đăng Nelson Mandela
• Nga dùng đòn kinh tế cầm chân Ukraina
• Viễn ảnh 2014
• Cải cách doanh nghiệp Nhà nước TQ : Nhiệm vụ bất khả thi?
• Doanh nghiệp tiếp tục chết hàng loạt
• Thống kê Xã Hội Chủ Nghĩa
• Nợ công và nợ xấu sẽ tiếp tục đè nặng lên những thế hệ tương lai của Việt Nam ?
• Phối hợp để chuyển hướng
• Trung Quốc đẩy mạnh cải cách?
• Trung Quốc chuyển hướng
• Kinh tế và chính trị Indonesia
• Đầu tư Trung Quốc vào Pháp : Hy vọng và lo lắng
• Kinh tế Việt Nam đi về đâu ?
• Quy luật của thịnh vượng và khủng hoảng
• Phi - Mỹ hoá Thế giới?
• Cải cách để tái quân bình
Những liều thuốc đổ bệnh
Khủng hoảng tài chính 2008 : Rủi ro vẫn tồn tại
• Liên hiệp quan thuế của Liên Bang Nga
• Ảo giác của BRIC
Tái cơ cấu kinh tế không thể chậm hơn nữa
• Khối ASEAN và Nhóm BRICS
Đồng roupee trượt giá, dấu hiệu kinh tế Ấn Độ bị hụt hơi
Từ các nước Tân Hưng, tư bản chảy ngược về Âu-Mỹ
• Đảng Dân Chủ Xã Hội cho Việt Nam
• Sau Khi Trung Quốc Thoái Trào - Cơ Hội Cho Việt Nam
• Kinh tế Trung Quốc hạ cánh nặng nề : Nhiều nước âu lo
• Các nền kinh tế đang lên sẽ lại xuống
• Kinh tế Việt Nam cần gì?
• Trung Quốc chuyển hướng
• Đàm phán tự do mậu dịch với Mỹ, Liên Hiệp Châu Âu trong thế yếu
• Vai trò của Công ty Quản lý tài sản VAMC
• Một thế giới nổi loạn
• VN phá giá tiền đồng, hỗn loạn giá vàng
• Đầu tư vào hạ tầng nào?
• Thái Lan chấp nhận lỗ hơn 4 tỷ đô la để cứu nông dân
• Các món nợ tại Việt Nam, Trung Quốc
Nợ xấu, nợ công: Đuờng cùng của kinh tế Việt Nam
Hiệp định TPP và Thượng đỉnh Hoa Kỳ - Trung Quốc
Dệt may : Con gà đẻ trứng vàng của Bangladesh bị đe dọa ?
Mộ bia của hoang tưởng chết người
Vỡ nợ công sẽ kèm theo mất chủ quyền
Khi mỹ kim lên giá
Cái bẫy của thu nhập
Vàng lên hay xuống?
Cộng Hoà “Dân Công” Trung Quốc
Dân số và sự giàu nghèo
Vợ đánh chồng mỗi khi từ chối ân ái
Bé trai bị trói tay, bỏ rơi trên bờ đê
Phương Vy mặc váy sexy mẹ may làm Đức Huy 'sướng cả người'
'Yêu' nhầm bé gái 12 tuổi, tra tay vào còng
Bí mật người đóng thế duy nhất của Lý Tiểu Long
Gã 'phi công trẻ' cuồng ghen
Nã súng vào xe BMW, ba cha con dắt nhau vào tù
Cận cảnh tuyến phố nối dài 500m giá 225 tỷ ở Hà Nội
Chồng đại gia của Trà My chi nửa tỷ mua 1.000 ghế cho hôn lễ
• Tử Vi: Thứ hai của bạn (16/6)
• Tử Vi: Thứ bảy của bạn (14/6)
5 cách lái xe bất lịch sự của người Việt
Những ồn ào khoe thân nóng ran showbiz của Ngọc Trinh
• Tử Vi: Thứ sáu của bạn (13/6)
• Báo động tình trạng xâm hại tình dục trẻ em
• Hạ độc vợ bạn trai bằng bả chó để được… thỏa yêu
• Tử Vi: Thứ năm của bạn (12/6)
• Sẽ có dân cử gốc Việt trong Thượng viện California
• Tử Vi: Thứ tư của bạn (11/6)
• Giao cấu với bé 8 tuổi, gã trai lĩnh 13 năm tù
• Mẹ vợ bại liệt chết vì con rể hiếp dâm
• Tử Vi: Thứ ba của bạn (10/6)
• Tử Vi,: Thứ hai của bạn (9/6)
• Những ngôi sao thường xuyên sex trên máy bay
• Tử Vi: Chủ nhật của bạn (8/6)
• Sao Việt đi bán dạo vỉa hè
• Singapore được xếp hạng là nơi tốt nhất cho các bà mẹ ở châu Á
• Tọa đàm ‘‘thoát Trung’’ : Trước hết phải thoát khỏi chế độ toàn trị
• Tử Vi: Thứ bảy của bạn (7/6)
• Nữ kế toán treo cổ chết sau khi vào khách sạn với thẩm phán
• Trộm chó giữa ban ngày, 2 'cẩu tặc' bị phạt 21 tháng tù giam
• Tử Vi: Thứ sáu của bạn (6/6)
• Mỹ nhân Việt rộ trào lưu diện áo ngực thời trang
• Dân Nhật bị bắt cóc, món hàng trao đổi của Bắc Triều Tiên
• Tử Vi: Thứ năm của bạn (5/6)
• Bộ y tế Indonesia kêu gọi thiến những kẻ ấu dâm
• Bạn gái kẻ chặt xác phi tang bạn đồng tính bị khởi tố
• Khoảnh khắc bầu Kiên và vợ tại phiên tòa
• Tử Vi: Thứ tư của bạn (4/6)
• Tử Vi: Tháng 6 của bạn
• Tử Vi: Thứ ba của bạn (3/6)
• Thất vọng lớn sau một tháng mất chủ quyền
• ‘Kiều nữ Hải Dương’ lại gây sóng gió ở Hà Nội?
• Cuộc biểu tình trước hai sứ quán TQ và Việt Nam tại Washington
• Căng thẳng Biển Đông và hậu quả kinh tế
• Tử Vi: Thứ hai của bạn (2/6)
• Việt Nam gìn giữ, bảo tồn và phát triển tài nguyên biển ra sao? (phần 2)
• Thư kêu gọi lên án hành động đàn áp hoạt động nhân quyền
• Song phương với Trung Quốc là vô phương cứu chữa
• TQ đang 'gây bất ổn' trên Biển Đông
• Vỉa hè Sài Gòn và những giấc mơ đổi đời
• Tử Vi: Thứ bảy của bạn (31/5)
• Gã trai phạm 3 tội với nữ sinh bị tuyên án tử hình
• Học giả Việt Nam tiếc thông điệp Obama đến muộn
• Phạm Chí Dũng : Trung Quốc có tấn công Việt Nam vào thời điểm này ?
• Nước cờ hiểm của TQ với giàn khoan
• Vì sao VN vẫn trì hoãn kiện TQ?
• Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 có hiệu lực pháp lý hay không?
• Tử Vi: Thứ sáu của bạn (30/5)
• Ba chị em mồ côi tự nuôi nhau ở Quảng Bình
• Sập cao ốc tại Bình Nhưỡng : Bốn kỹ sư Bắc Triều Tiên bị hành quyết
• Kiện Bắc Kinh : Thế ứng xử mới của Việt Nam trước Trung Quốc
• Vợ đi làm vắng nhà, chồng hại đời 2 bé gái hàng xóm
• Tử Vi: Thứ năm của bạn (29/5)
• Giới trẻ Lào Cai nghĩ gì về chiến tranh Việt – Trung?
• Ra khỏi bóng rợp kinh tế của Trung Quốc
• Hoa Kỳ sẵn sàng đáp lại sự gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông
• Trông đợi gì ở Thủ tướng về vấn đề biển Đông?
• Trung Quốc muốn gì từ giàn khoan HD 981 và đường băng ở đảo Gạc ma?
• Xung đột Biển Đông : Cơ hội để bớt lệ thuộc vào hàng Trung Quốc
• Tòa Bạch Ốc để lộ tên của sếp CIA ở Afghanistan
• Bí quyết tạo thiện cảm trong lần gặp đầu tiên
• Lợi ích của cherry
• Hội nghề cá VN có biện pháp gì để bảo vệ ngư dân?
• Kẻ thù của người Trung Quốc
• Việt Nam trước nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm xã hội
• Tử Vi: Thứ tư của bạn (28/5)
• Tử hình kẻ xâm hại thi thể bà lão 71 tuổi
• Hệ thống song trùng Đảng - Nhà nước
• Cha mẹ cần kiểm soát thời gian ngồi trước màn hình của trẻ
• Bí mật không thể bị mất
• HD 981 : Công cụ cho « Giấc mơ Trung Hoa » trên đại dương
• Nga cần Trung Quốc để giải tỏa áp lực kinh tế của phương Tây
• Việt - Tàu lên án nhau vì vụ tàu chìm
• Nam Hàn lại xảy ra tai biến
• Kiện Trung Cộng, chưa đủ
• Mỹ lần đầu tiên đưa phi cơ không người lái đến Nhật
• Uống nước: Một phương pháp làm đẹp thần kỳ
• Tử Vi: Thứ ba của bạn (27/5)
• 'Việt Nam không đơn độc nếu đổi mới’
• BS Nguyễn Trần Hoàng mở chương trình radio phục vụ cộng đồng
• Hà Nội mùa vắng những cơn mưa
• TIN VIỆT NAM
• Báo đảng CSVN 'chửi' lãnh tụ Trung Quốc “máu đại Hán!”
• Hai cô gái chết trên cùng một sợi dây treo cổ ở TP.HCM
• Tử Vi: Tuần mới của bạn (26/5 - 1/6)
• Tàu Trung Quốc tiếp tục tấn công tàu Việt Nam gần giàn khoan
• Lễ tưởng niệm Phật tử Lê thị Tuyết Mai tại Houston
• Khủng hoảng Biển Đông: Việt Nam nên liên minh với Mỹ ?
• Chị Trần Thị Nga bị côn đồ đánh vỡ xương tay và chân
• Việt Nam gìn giữ, bảo tồn và phát triển tài nguyên biển ra sao?
• Dân oan Dương Nội bị bắt cả tháng gia đình không được gặp
• Tướng Công an đề nghị Chủ tịch nước gửi công hàm đến Trung Quốc về vụ HD-981
• 'Trung Quốc bên bờ một sai lầm lớn?'
• Có nên tự thiêu để phản đối Trung Quốc?
• Cụ bà ở Detroit mừng sinh nhật thứ 115
• Tử Vi: Thứ bảy của bạn (24/5)
• Còn tin vào 16 chữ vàng là lú lẫn?
• Thời điểm để lãnh đạo VN thay đổi tư duy?
• Một phụ nữ Việt Nam tự thiêu tại Sài Gòn để phản đối Trung Quốc
• Vụ 3 trẻ chết oan ở Quảng Trị: Y tá chích nhầm 'thuốc độc'
• Nông sản Việt tìm đường “thoát Trung Quốc”
• Tử Vi: Thứ sáu của bạn (23/5)
• Nga - Trung Quốc liên minh đối đầu Mỹ?
• Quĩ Khuyến Học Tây Du: Ước mơ thay đổi tư duy cho giới trẻ Việt
• Chọn hòa bình- hữu nghị, còn chủ quyền lãnh hải?
No comments :
Post a Comment
Subscribe to:
Post Comments ( Atom )
No comments :
Post a Comment