Saturday, August 3, 2013

• TQ chống tham nhũng 'có hiệu quả'

BBC - Hãng dược phẩm GlaxoSmithKlein (GSK) có lẽ không phải là công ty nước ngoài cuối cùng vướng phải các quy định chống tham nhũng của Trung Quốc.
Ông Tập Cận Bình yêu cầu các bữa tiệc
nay giới hạn chỉ ba đĩa và thêm món súp
Linda Yueh
Mà chuyện đó không phải chỉ xảy ra ở các công ty nước ngoài.
Vì sao vậy? Việc tân Chủ tịch Trung Quốc thúc giục phải mạnh tay với nạn tham nhũng dường như bắt đầu thu được kết quả.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã đưa vấn đề chống tham nhũng thành một trong những mục tiêu chính trong năm đầu tiên ông nhậm chức.
Lý do rất rõ ràng: Hiện đang có hàng chục ngàn cuộc biểu tình xảy ra tại Trung Quốc mỗi năm, và nhiều cuộc trong số này liên quan tới các cáo buộc tham nhũng.
Với việc tăng trưởng đang chậm lại thì những căng thẳng âm thầm sẽ có nguy bùng nổ.

Tay không đồng hồ

Một quốc gia phi dân chủ thường không có những van an toàn - chẳng hạn như khả năng tống những đối tượng tham nhũng ra khỏi cơ quan - căng thẳng dồn nén có thể sẽ dẫn đến đe dọa bình ổn xã hội, và đó là điều chính phủ Trung Quốc sợ hãi. "Loạn" là một trong những điều Trung Quốc muốn tránh.
Mà đó là điều không chỉ giới hạn ở các công ty nước ngoài như GSK.
Giới chức địa phương đang bị lôi ra ánh sáng.
"Người ta thường muốn giao dịch với những người họ đã biết và cảm thấy tin cậy, và đó là một phần do hậu quả của hệ thống pháp luật chưa phát triển tại Trung Quốc"
Đã có những bức hình được đăng lên mạng xã hội của Trung Quốc, Weibo, cho thấy cảnh Chủ tịch Tập cùng các quan chức địa phương nay không còn đeo đồng hồ, nhưng cổ tay vẫn hằn rõ dấu vết từng đeo.
Từ khi những chiếc đồng hồ đeo tay đắt tiền được coi như chỉ dấu tham nhũng chính trị, cuộc truy quét bắt đầu được tiến hành.
Doanh số bán đồng hồ sang trọng trên toàn cầu đã giảm mạnh đối với các đơn hàng từ Trung Quốc và Hong Kong, hai trong những thị trường tiêu thụ mạnh nhất, kể từ khi ông Tập lên nắm quyền.

'Quan hệ xã hội'

Là các công ty nước ngoài, một trong những phần việc khó khăn nhất khi vào Trung Quốc là phải xoay sở giữa giới hạn tiền chi ra sẽ bị coi là hối lộ hay là nhằm phát triển quan hệ.
Khi tôi còn làm luật sư cho một công ty, đây là một trong những lĩnh vực khó tư vấn nhất.
"Quan hệ" là một phần quan trọng khi đi làm ăn; Người ta thường muốn giao dịch với những người họ đã biết và cảm thấy tin cậy, và đó là một phần do hậu quả của hệ thống pháp luật chưa phát triển tại Trung Quốc.
Mọi người cảm thấy ngần ngại trong việc ra tòa, khi mà hệ thống tư pháp không hề hoạt động độc lập.
Nhưng đó không phải là lý do duy nhất. Với người Trung Quốc, việc chọn làm ăn với những ai có quan hệ tốt là điều phổ biến.
Điều này thậm chí cũng diễn ra ở các nước có hệ thống pháp luật đã phát triển, chẳng hạn như Hoa Kỳ. Mà rõ ràng chọn cách này sẽ đỡ phí tổn hơn nhiều, nếu như đem so sánh với việc phải lo đi khiếu kiện về sau.
Nó cũng phản ánh sự khác biệt văn hóa, vói việc người Trung Quốc thường rất coi trọng việc biết rõ đối tác làm ăn.

'Tiền bôi trơn'

Đơn đặt hàng từ Trung Quốc và Hong Kong đối với đồng hồ cao cấp đang giảm mạnh so với trước thời ông Tập lên nắm quyền
Tại Trung Quốc, xây dựng quan hệ không chỉ cần thời gian, mà cả quà cáp và tiệc tùng nữa. Đây là vấn đề khó xử.
Với các hãng nước ngoài, đưa luật sư vào tham vấn là một ý tưởng hay. Nhưng điều đáng ngại là tham nhũng không phải là điều có thể phát hiện một cách dễ dàng.
Kinh tế gia từ Ngân hàng Thế giới, Colin Xu và các đồng nghiệp khuyến nghị là hãy nhìn vào các con số chi tiêu cho giải trí và chi phí đi lại, được viết tắt là ETC, ghi trong bản cân đối thu chi của một công ty.
Nhóm nghiên cứu thấy rằng ETC của các công ty Trung Quốc thể hiện khoản "tiền bôi trơn" nhằm có được những dịch vụ tốt hơn từ chính quyền, và những khoản "chi phí kinh doanh thông thường" nhằm xây dựng quan hệ với các nhà cung ứng và các nhà phân phối.
Nói cách khác là có một đường ranh giới giữa việc đưa hối lộ và dùng tiền để phát triển quan hệ.
Cho dù thế nào thì tôi cho rằng nay nhiều công ty nước ngoài đang rà soát sổ sách kỹ lưỡng nhằm đảm bảo họ hoạt động ở lề phải của đường ranh đó.
Cuối cùng, sẽ có những người đặt câu hỏi là liệu chính phủ Trung Quốc có thực sự nghiêm túc trong việc phòng chống tham nhũng hay không.
Chủ tịch Tập Cận Bình đã chỉ thị rằng các bữa tiệc chính thức không được phục vụ 10 món như trước, mà chỉ ba đĩa cùng một món súp mà thôi. Với những người quen với văn hóa đãi tiệc của Trung Quốc thì đây rõ ràng là thay đổi rất nghiêm trọng.
Tất nhiên, bản thân ông Chủ tịch Trung Quốc có thể rất kiên quyết chống tham nhũng. Nhưng, với quá nhiều chính sách ở nước này thì việc áp dụng được các hoạt động phòng chống ra ngoài phạm vi Bắc Kinh mới là vấn đề mang tính quyết định.


No comments :

Post a Comment