Pages
Trang Chủ
Diễn Đàn
Tôn Giáo
VH Nghệ Thuật
Tư Liệu
Thế Giới
Hoa Kỳ
Khám Phá
Trang Cũ
Monday, August 12, 2013
• Đồng khai thác Biển Đông : Âm mưu độc chiếm của Trung Quốc
Quan điểm của Trung Quốc nghe rất xuôi tai, nhưng Bắc Kinh lại đòi
chủ quyền ngay cả tại những vùng thuộc về nước khác- Reuters
Trọng Nghĩa - RFI
Cách nay hơn 30 năm, lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình từng đưa ra phương châm « gác tranh chấp, đồng khai thác » để xử lý các tranh chấp chủ quyền với các láng giềng. Mới đây, quan điểm này đã được Bắc Kinh nêu bật trở lại và được ngành ngoại giao cũng như truyền thông Trung Quốc đồng loạt phô trương.
Tuy nhiên, trong bối cảnh Bắc Kinh đã công khai dùng đường lưỡi bò để khẳng định chủ quyền Trung Quốc trên hầu như toàn bộ Biển Đông, lời kêu gọi đồng khai thác đã vấp phải nhiều phản ứng hoài nghi.
Về mặt hình thức, phải nói là quan điểm của Trung Quốc nghe rất xuôi tai, vì Bắc Kinh cho biết là họ sẵn sàng đưa vào diện đồng khai thác những vùng mà Trung Quốc có chủ quyền. Vấn đề tuy nhiên là Bắc Kinh lại khẳng định chủ quyền ngay cả tại những vùng mà theo luật lệ quốc tế thuộc về nước khác, và luôn luôn cho biết là họ không khi nào từ bỏ chủ quyền đó.
Mới đây, chính nhân vật số một hiện thời của Trung Quốc là Tập Cận Bình đã nhắc lại phương châm này. Theo Tân Hoa Xã, hãng tin chính thức của Trung Quốc, nhân một hội nghị của Bộ Chính Trị đảng Cộng sản Trung Quốc (31/07/2013), ông Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng Bắc Kinh
« sẽ tuân thủ chính sách gác tranh chấp và thực hiện phát triển chung trong các khu vực mà Trung Quốc có chủ quyền ».
Chủ trương gác tranh chấp để đồng khai thác trên đây không phải là một ý kiến mới, mà chỉ lập lại về căn bản đề nghị từng được cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đưa ra vào cuối thập niên 1970, đầu thập niên 1980 khi nhắc đến các tranh chấp giữa Bắc Kinh và các láng giềng, từ các nước Đông Nam Á cho đến Nhật Bản hay Ấn Độ.
Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có những động thái hung hăng nhằm áp đặt các yêu sách chủ quyền của họ trên cả hai vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông, tuyên bố của ông Tập Cận Bình có thể được xem là thể hiện một sự chuyển đổi chính sách sang một hướng ôn hòa hơn.
Theo một số nhà phân tích, có lẽ Trung Quốc muốn xoa dịu các láng giềng vì lẽ các hành động cứng rắn của Bắc Kinh, đặc biệt trên Biển Đông, đã ngày càng xô đẩy các nước nhỏ trong vùng có tranh chấp với Trung Quốc – Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei – xích lại gần Mỹ để mưu cầu một sự can thiệp nhằm giải tỏa áp lực từ cường quốc phương Bắc.
Sách lược giai đoạn trong chiến lược thâu tóm Biển Đông
Tuy nhiên, nếu xem kỹ các phát biểu của ông Tập Cận Bình với các thành viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản, tức là cơ chế lãnh đạo Trung Quốc, thì rõ ràng là chủ trương ‘gác tranh chấp, đồng khai thác’ chỉ là một sách lược giai đoạn trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm thâu tóm toàn bộ Biển Đông.
Bên cạnh lời lẽ đầy tính chất ôn hòa như là Trung Quốc sẽ
« sử dụng biện pháp hòa bình và đàm phán để giải quyết tranh chấp và phấn đấu để bảo vệ hòa bình và ổn định »
, lãnh đạo Trung Quốc vẫn xác định rằng nước ông sẽ
« không bao giờ từ bỏ quyền lợi chính đáng, cũng như các lợi ích quốc gia cốt lõi của mình »
.
Trong một bài phỏng vấn dành cho Báo Giáo dục Việt Nam ngày 07/08/2013 vừa qua, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, một chuyên gia nghiên cứu kỳ cựu về Biển Đông, đã nhấn mạnh đến lời cam kết không từ bỏ
« lợi ích quốc gia cốt lõi »
trong phát biểu của ông Tập Cận Bình.
Theo ông Trần Công Trục :
« Ông Tập Cận Bình nêu ra phương châm này với ngôn từ mạnh mẽ hơn, rõ ràng hơn so với những gì lãnh đạo Trung Quốc trước đây đã nói : "Chủ quyền thuộc TQ, gác tranh chấp, cùng hợp tác". Điều đó cho thấy chiến lược độc chiếm Biển Đông thành ao nhà của Trung Quốc vẫn không có gì thay đổi, thậm chí đang được đẩy mạnh ».
Đối với ông Trục, trong bối cảnh Bắc Kinh khẳng định rằng quyền lợi hợp pháp của họ ở Biển Đông bao gồm 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam cùng với đường lưỡi bò chiếm 85% diện tích Biển Đông, thì bản chất tuyên bố của ông Tập Cận Bình
« hoàn toàn không phải hợp tác cùng khai thác “trên vùng biển chồng lấn hình thành trên cơ sở các yêu sách chủ quyền xác lập theo quy định của UNCLOS”. »
Trái lại mưu đồ của Trung Quốc, theo ông Trục, là thông qua yêu sách chủ quyền vô lý trên 85% diện tích Biển Đông để
« ‘nhảy vào xí phần’ trong khu vực thềm lục địa của các nước ven Biển Đông… từ đó biến các vùng biển không tranh chấp thành các vùng biển tranh chấp… Sau khi đạt được mục đích này, Trung Quốc sẽ tiếp tục phái lực lượng khống chế các khu vực thuộc phạm vi họ nói là có chủ quyền. »
Phải nói rằng đây không phải là lần đầu tiên mà Bắc Kinh hô hào các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ngoài Biển Đông tạm gác tranh chấp để cùng nhau khai thác các nguồn lợi kinh tế trong khu vực.
Đồng khai thác nhưng vấn đề là khai thác ở đâu !
Đối với Việt Nam, ý tưởng này luôn luôn được Trung Quốc gợi lên với các lãnh đạo Việt Nam, mà gần đây nhất là nhân chuyến công du của chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang vào tháng Sáu. Trong bản tuyên bố chung Việt-Trung, trong phần đề cập đến Biển Đông có đoạn ghi :
« Hai bên sẽ… tích cực nghiên cứu và bàn bạc vấn đề hợp tác cùng phát triển ».
Trong bản “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”, ký kết từ tháng 10 năm 2011 và sau này luôn luôn được nêu lên thành một văn kiện căn bản cần tuân thủ trong việc giải quyết hồ sơ tranh chấp Biển Đông giữa hai nước, vấn đề đồng khai thác cũng được gợi lên.
Ngay từ khi ấy, giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Úc (Đại học New South Wales) đã ghi nhận rằng vấn đề đồng khai thác là một bài toán khó giải quyết :
Vấn đề hợp tác đồng khai thác cũng đã được đề xuất từ lâu. Điều này chỉ có thể xúc tiến được nếu cả hai bên đồng ý trên một điều khoản theo đó việc cùng nhau khai thác phát triển không làm phương hại đến các tuyên bố chủ quyền của mỗi bên.
Ngoài ra, Việt Nam sẽ phải cẩn thận xem xét khu vực được chọn để làm nơi đồng phát triển. Khu vực đó không được quyền ảnh hưởng đến một bên thứ ba. Trong vấn đề này, Việt Nam cũng phải chú ý xem là việc chia sẻ dầu khí sẽ được thực hiện trên cơ sở bình đẳng hay là Trung Quốc sẽ dành phần lớn ?
Cái khó cho Việt Nam là ý tưởng của Trung Quốc lại được một vài nước tranh chấp với Trung Quốc ít nhiều tán đồng. Một ví dụ điển hình là trường hợp Malaysia.
Ngay từ trước lúc ông Tập Cận Bình nói rõ chủ trương của Bắc Kinh, Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã từng lên tiếng kêu gọi các nước trong khu vực Biển Đông cùng nhau hợp tác khai thác tài nguyên để tránh xung đột và ngăn chặn sự can dự của những quốc gia bên ngoài.
Trong một bài phát biểu ngày 04/06/2013 được hãng tin Mỹ Bloomberg trích dẫn, Thủ tướng Malaysia đã nêu ví dụ về vùng biển tranh chấp giữa Thái Lan và Malaysia đang được phát triển chung như là một tiền lệ tốt có thể áp dụng tại Biển Đông. Tuyên bố của ông Najib Razak đã bị nhiều nhà quan sát cho rằng thể hiện quan điểm của Bắc Kinh, có hại cho sự đoàn kết trong khối Đông Nam Á ASEAN trước các thủ đoạn chia rẽ của Trung Quốc.
Trên vấn đề này, trong một nhận định ngày 07/06/2013, giáo sư Carlyle Thayer không nghĩ rằng Malaysia về hùa với Trung Quốc vì theo ông, cả bốn quốc gia ASEAN đang tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông với Trung Quốc - từ Việt Nam, Philippines cho đến Malaysia, Brunei – đều đồng ý trên nguyên tắc về khả năng đồng khai thác. Vấn đề cốt lõi là khai thác chỗ nào.
« Bốn quốc gia tranh chấp có thể được chia thành hai loại, các nước trên tuyến đầu (Philippines và Việt Nam) và các nước ở hàng sau (Brunei và Malaysia). Các quốc gia tuyến đầu đã phản ứng rất mạnh mẽ trước Trung Quốc vì Trung Quốc đã đánh vào các hoạt động khai thác dầu khí (cắt cáp trong vùng EEZ của Việt Nam và gây hấn với Philippines ở vùng Reed Bank - Bãi Cỏ Rong) được coi là lợi ích sống còn của Việt Nam và Philippines. Còn Brunei và Malaysia đã áp dụng chính sách hòa hoãn hơn để giải tỏa áp lực của Trung Quốc.
Không nước nào trong số bốn quốc gia tranh chấp bác bỏ việc đồng phát triển trên nguyên tắc. Các cuộc đàm phán không liên tục đã diễn ra giữa một công ty dầu khí Philippines và tập đoàn Trung Quốc CNOOC (nhưng chưa được chính quyền Manila ủng hộ và có nguy cơ bị Quốc hội Philippines chống đối).
Câu hỏi thiết yếu liên quan đến việc đồng phát triển là nơi được chọn để khai thác. Kế hoạch đồng khảo sát địa chấn ngoài biển JMSU ban đầu giữa Philippines và Trung Quốc (và sau đó có thêm Việt Nam) lại được thực hiện trong vùng biển của Philippines (2005 - 2008). Các nước tranh chấp rất lo ngại trước nguy cơ sự phát triển chung củng cố thêm yêu sách chủ quyền của Trung Quốc… »
Vấn đề đồng khai thác ở đâu cũng là điểm được Giáo sư Ngô Vĩnh Long, chuyên gia tại trường Đại học Maine (Hoa Kỳ) nêu bật khi được hỏi về phát biểu của Thủ tướng Malaysia Najib Razak.
Không thể chấp nhận đồng khai thác trong vùng EEZ của nước khác
Trả lời câu hỏi của RFI, giáo sư Long xác định rằng không thể chấp nhận việc đồng khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế EEZ của một nước, vốn dĩ không phải là vùng tranh chấp. Tuy nhiên, đều đó là vùng chồng lấn giữa thềm lục địa hai bên, việc phát triển chung hoàn toàn có thể đặt ra, như những gì Việt Nam và Trung Quốc đã làm tại vùng Vịnh Bắc Bộ.
Ngô Vĩnh Long :
Trước hết, phải biết rõ xem đề nghị của Malaysia thuộc vùng tranh chấp nào. Vùng EEZ đương nhiên không phải là vùng tranh chấp. Nếu có tranh chấp, thì đó là vùng thềm lục địa giữa nước này và nước kia, giống như ở Vịnh Bắc Bộ, nơi Việt Nam đã phân định vùng biển giữa hai quốc gia.
Nhưng ở trên lằn phân định đó, từ năm 2006 đến nay, Việt Nam và Trung Quốc đã có những đề án thăm dò chung, khai thác chung. Gần đây, nhân chuyến thăm Trung Quốc của ông Trương Tấn Sang, hai bên còn quyết định thăm dò, khai thác nhiều hơn nữa.
Thành ra đó là chuyện giữa vùng phân định. Nếu Malaysia nói là đó là vùng phân định giữa Malaysia với Việt Nam hay là giữa Việt Nam với Thái Lan, và hai bên sẽ thăm dò, khai thác chung, thì tôi thấy điều đó hợp lý.
Nhưng sẽ không hợp lý nếu Malaysia nói rằng trên vùng EEZ của mỗi nước thì Trung Quốc sẽ có thể vào thăm dò và khai thác chung. Tôi nghĩ rằng Malaysia không có quyền nói như vậy ! Bởi vì điều đó ngược lại với công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Có thể Malaysia cho rằng những khu vực như vùng đang tranh chấp ở quần đảo Trường Sa, nên được khai thác chung trước khi phân định. Tôi nghĩ rằng điều đó cũng được !
Khai thác chung rồi sau này phân định cũng được, hay là như tôi đã đề nghị, là tất cả những hòn đảo ở vùng Trường Sa không có EEZ, mà chỉ có lãnh hải 12 hải lý thôi, tức là mở rộng vùng biển quốc tế ra để cho mọi người cùng khai thác. Nếu Malaysia nói như vậy, tôi thấy cũng được, cũng có lý.
Nhưng Malaysia không có quyền nói là những vùng EEZ của nước khác bị Trung Quốc đưa ra cái đường lưỡi bò để chiếm, rồi nói là vùng này là của tôi, rồi hai bên cùng khai thác, thì cái đó là không được.
RFI :
Theo giáo sư thì đúng là quan điểm đồng khai thác chỉ có thể được áp dung trong trường hợp khai thác vùng trùng lắp giữa EEZ của hai nước, nhưng không thể nào áp dụng trong trường hợp như là Trung Quốc đang muốn thúc đẩy : Khoanh một vùng rất lớn, tự nhận chủ quyền trên đó, ăn sâu vào thềm lục địa của các nước khác rồi yêu cầu đồng khai thác những vùng nằm trong EEZ của các láng giềng ?
Ngô Vĩnh Long :
Vâng… Trung Quốc không thể nào đòi như thế được. Với Malaysia, tôi xin thêm là (năm 2009), Việt Nam và Malaysia có đồng ý là hai bên sẽ không tranh giành một vùng mà hai bên đòi (chủ quyền).
Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển thềm lục địa hay là EEZ của mỗi nước được 200 hải lý. Nhưng nếu có vùng nào mà biển ngoài khơi rất rộng, nhưng không động chạm đến EEZ của nước khác, thì các nước trên thế giới có quyền xin đến 350 hải lý.
Lúc đó, Malaysia và Việt Nam xin Liên Hiệp Quốc nới rộng ra đến 350 hải lý, nhưng khi xin như vậy, đòi hỏi của hai bên dẫn đến một vùng tranh chấp, (do đó) Việt Nam và Malaysia đã đồng ý rằng « vùng này có thể trở thành vùng khai thác chung »
Bây giờ, nếu Malaysia nói rằng « Thôi vùng này chúng ta có thể biến thành vùng khai thác chung, không những giữa Malaysia với Việt Nam, mà có thể có với những nước khác nữa », điều đó có nghĩa là Malaysia nói sẵn sàng rút lại còn 200 hải lý, và mở rộng vùng biển ở ngoài khơi cho tất cả các nước trong khu vực khai thác chung.
Nói như thế thì cũng giống như đề nghị của tôi, là không có một đảo nào được 200 hải lý, mà rút lại còn 12 hải lý theo Luật Biển của Liên Hiệp Quốc, mở rộng vùng khai thác chung cho tất cả các nước trong khu vực.
Tôi thấy rằng điều đó không những hợp lý, mà cũng có thể (giúp) giải quyết các vấn đề ở Biển Đông một cách hòa bình và có lợi cho mọi bên.
Bài viết liên quan:
• Một người Mỹ gốc Hoa bị Trung Quốc tuyên 20 năm tù
• Ngoài hàng giả, Trung Quốc còn có chính quyền giả
• Bắc Kinh điều tra hai thân cận của Chu Vĩnh Khang
• Tiểu tiện vào phích nước đồng nghiệp, thầy giáo bị bắt
• Trung Quốc : Tín đồ Thiên Chúa giáo đòi chấm dứt phá dỡ nhà thờ
• Cái giá trăm tỷ đô của chống tham nhũng
• Tập Cận Bình lý giải cho hệ thống độc đảng
• Trung Quốc truy tố cựu trung tướng tham nhũng
• Tỉ phú Trung Quốc ra tòa về tội tổ chức băng đảng, giết người
• TQ tịch thu 14,5 tỉ đô la tài sản liên quan đến Chu Vĩnh Khang
• Một năm cầm quyền của Tập Cận Bình
• Bắc Kinh tuyên bố quyết không nhường một ‘tấc đất’ nào cho Nhật Bản
• Trung Quốc, chủ nợ của thế giới ?
• Thanh trừng ở thượng tầng lãnh đạo Trung Quốc
• TQ cách chức Thứ trưởng Bộ Công an
• Giám đốc Sở An ninh Bắc Kinh bị bắt
• Đông Quản: Giám đốc công an "thủ đô sex" bị cách chức
• Trung Quốc cấm Việt Nam kiện tranh chấp Biển Đông
• Đông Quản, thủ đô sex Trung Quốc bị truy quét
• Trung Quốc vơ vét tài nguyên Châu Phi như những tên thực dân
• Bị “lật mặt nạ”, Trung Quốc “siết chặt” các phóng viên quốc tế
• Trung Quốc đưa lính tới Trường Sa 'thề giữ biển đảo'
• Phi thuyền Thỏ Ngọc đang thám hiểm Mặt Trăng của Trung Cộng bị hỏng
• Tư lệnh Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đi tuần tra tại Biển Đông
• China Leaks: Tiết lộ khối tài sản ở nước ngoài của các lãnh đạo Trung Quốc
• Gia đình lãnh đạo Trung Quốc tẩu tán tài sản ra nước ngoài
• Ôn Gia Bảo lên tiếng bảo vệ thanh danh
• Vì sao Trung Quốc cải tổ quân đội và tăng cường quân khu Quảng Châu ?
• TQ chiếu cảnh tàu TQ đâm tàu Việt Nam
• Bác sĩ sản khoa Trung Quốc lấy cắp hài nhi có thể bị tử hình
• Người dân Trung Quốc không ngần ngại đòi chấm dứt độc tài
• Điều tra phó bí thư Đảng ở Tân Cương
• Cảnh sát Trung Quốc bắn chết 6 phụ nữ Tân Cương
• Thứ trưởng Công an Trung Quốc cũng bị điều tra về tham nhũng
• Truyền thông Trung Quốc đả kích chỉ trích của Mỹ về Biển Đông
• Phó Thị trưởng Thượng Hải bị bắt vì tham nhũng
• Hàng may mặc trẻ em của Trung Quốc chứa chất độc
• Chu Vĩnh Khang sẽ đổ tiếp theo?
• Báo Mỹ: Tập Cận Bình ra lệnh điều tra Chu Vĩnh Khang
• Báo chí Bắc Kinh : Tàu chiến Mỹ đe dọa an ninh Trung Quốc
• Trung Quốc : Xung đột tại Tân Cương, 14 người Hồi giáo và 2 công an tử vong
• Khánh thành tượng Mao Trạch Đông bằng vàng trị giá 16 triệu đô la
• Trung Quốc : Cựu bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang bị quản thúc tại gia
• Trung Quốc: Nhật không được quyền nói càn
• Global Times : Nhật phải là mục tiêu chính của vùng phòng không
• Trung Quốc : 11 người thiệt mạng trong vụ tấn công đồn cảnh sát ở Tân Cương
• Bần tiện với Philippines, Bắc Kinh bỏ lỡ cơ hội "quyền lực mềm" ở Đông Nam Á
• Xây dựng để tham ô : Quả bom làm tiêu tan sự nghiệp Thị trưởng Nam Kinh
Trung Quốc: Phe ủng hộ Bạc Hy Lai lập chính đảng
Trung Quốc theo dõi các quan chức lạm dụng xe công vụ
• TQ: nổ gần văn phòng Tỉnh ủy Sơn Tây
• Trung Quốc : Tập Cận Bình rơi mặt nạ qua vụ Bạc Hy Lai
• Bạc Hy Lai gian hùng hay con cờ chính trị?
• Ông Bạc Hy Lai 'sẽ kháng cáo'
Trung Quốc đầu tư 8 tỷ đô la xây phim trường cạnh tranh với Hollywood
Cận cảnh cuộc xẻ thịt cá mập khổng lồ
Quan chức TQ bị cán bộ Đảng 'dìm chết'
Các công ty Trung Quốc ngưng các dự án tại Syria
Bắc Kinh điều tra Chu Vĩnh Khang, ô dù của Bạc Hy Lai
Trung Quốc điều tra 'ông trùm an ninh'
'Cú tát tai làm lộ mặt kẻ phản phúc’
• 'Không nên khoan hồng với Bạc Hy Lai'
Bạc Hy Lai thóa mạ Vương Lập Quân
Bạc Hy Lai đánh Vương Lập Quân thế nào?
'Cánh tay phải' của Bạc Hy Lai đến tòa đối chất
Vụ án Bạc Hy Lai và độc kế của nhà nước: Đem vợ đấu tố chồng!
Bạc Hy Lai cứng cỏi : Bắc Kinh lúng túng
'Tôi tin Cốc Khai Lai bị gài bẫy'
'Bạc chẳng hề ăn năn hối hận'
• Truyền thông TQ gọi Bạc Hy Lai là “kẻ dối trá”
• Tòa Tế Nam: minh bạch hay trò diễn?
• Bạc Hy Lai nói vợ 'điên và dối trá'
• Bạc Hy Lai phản cung mạnh mẽ trong phiên tòa thế kỷ
• Vụ án Bạc Hy Lai cho mọi người cái nhìn sâu hơn về đời sống vương giả của giới cán bộ cấp cao Trung Cộng và gia đình của họ
• Những mắt xích quan trọng trong vụ án Bạc Hy Lai
• Bạc Hy Lai chê lời khai của vợ là 'nực cười'
• Hành trình từ đỉnh cao tới vành móng ngựa của Bạc Hy Lai
• Bạc Qua Qua lên tiếng trước ngày xét xử
• Vô tội cũng trở thành có tội
• Một Hồng vệ binh khơi lại vết thương của Cách mạng Văn hóa Trung Quốc
• Báo chí Trung Quốc nhầm lẫn video sex với tử hình
• Chính sách bành trướng xuống phía nam của Trung Quốc
• Senkaku/Điếu Ngư : Tuần duyên Trung Quốc tiếp tục khiêu khích Nhật Bản
• TQ chống tham nhũng 'có hiệu quả'
• TQ ra game 'bắn quân Nhật chiếm đảo'
• Trung Quốc nợ các hãng phim Hollywood nhiều triệu đô la
• Thượng Hải nóng nhất trong 140 năm
• Chi tiết về vụ Bạc Hy Lai
• Báo Trung Quốc viết về cô dâu Việt
• Trung Quốc: Tranh cãi về tự do ngôn luận qua việc bỏ tù một nữ ca sĩ
• Kiểm toán « khẩn cấp » về tình trạng nợ công Trung Quốc
• Đũa tre dùng một lần của TQ có hóa chất độc
• TQ xây tòa nhà cao nhất thế giới...trong vòng 7 tháng
• Bạc Hy Lai sắp bị đưa vào quên lãng
• TQ ‘cấm xây công sở trong 5 năm’
• Trung Quốc : Động đất ở Cam Túc, 73 người chết
• Trung Quốc đẩy mạnh khai thác dầu khí tại các vùng biển tranh chấp
• Tai nạn Boeing 777: Hành khách TQ trọng tài sản hơn tính mạng?
• Dân Trung Quốc tung tiền mặt mua nhà ở Mỹ với giá cao
• Trung Quốc khủng hoảng tín dụng ?
• Tàu Hải giám Trung Quốc cướp phá tàu cá Việt Nam ngoài Hoàng Sa ?
• Công an Trung Quốc bắn người Tây Tạng
• Cựu bộ trưởng Trung Quốc lãnh án tử hình
• Chống tham nhũng ở TQ ít phát hiện các vụ ở chóp bu
• Lãnh đạo Bắc Kinh tẩy chay Phó Tổng thống Philippines
• Bắt đầu tuần tra suốt 24h ở Tân Cương
• Hàng trăm người lại nổi dậy ở Tân Cương
• TQ 'di dời 2 triệu người Tây Tạng'
Bắc Kinh cảnh cáo đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông sẽ thất bại
• Lên án vụ giết dã man bốn người TQ
• Bạo động ở Tân Cương: 27 người chết
Con ông cháu cha TQ tranh cãi
Công nhân Trung Quốc bắt giám đốc Mỹ làm con tin
• Sẽ phạt nặng phụ nữ không chồng mà chửa
• Các thùng carton Trung Quốc gây ngứa
• TQ tử hình dâm quan hiếp 11 nữ sinh
• Tuyển bóng đá TQ 'thất bại thảm hại'
• Đi tù biệt tăm vì làm phim về trại lao cải Trung Quốc
Hình ảnh Chấn Động Về Những Dòng Sông “Chết” ở Trung Quốc
No comments :
Post a Comment
Subscribe to:
Post Comments ( Atom )
No comments :
Post a Comment