Thursday, October 17, 2013

• Người Việt làm giàu ở Nhật nhờ buôn bán đồ điện tử phế thải


Những núi đồ điện tử phế thải do công ty Thành Công - Seiko Shokai thu mua để xuất khẩu.
Những núi đồ điện tử phế thải do công ty Thành Công - Seiko Shokai thu mua để xuất khẩu.
RFA
Thanh Trúc, phóng viên RFA

Từ buôn đồng nát sắt vụn thành triệu phú
Nhật Bản là một nước công nghệ phát triển, người Nhật sử dụng nhiều máy móc hàng ngày, họ có thói quen phế thải những loại đồ điện và máy móc đã qua sử dụng một khi bị hư hỏng hoặc không còn mới, không còn hợp thời:
Nhật Bản này vấn đề an toàn, coi như có đồ gì hơi cũ thì ở đây không sửa chữa, sợ phát hỏa cháy nhà cháy cửa. Dọn nhà đường xa thì vận chuyển quá tốn, cho nên cái gì cũ là họ đem bỏ ra hố rác hết. Giường, nệm, nồi cơm, máy hâm, quạt máy, máy lạnh…toàn bộ đều bỏ hết. Tóm lại ở Nhật có cái vậy đó.
Đây là cơ hội cho những người Việt muốn kinh doanh buôn bán bằng nghề thu gom vật liệu phế thải ở Nhật:
Nói đúng ra hồi xưa tôi vừa đi lượm mà vừa đi bán, thời gian thấy làm ăn được nên tôi mở một giàn xe mấy chục chiếc rồi cho người Nhật lái đi ở ngoài xin dân của họ. Xe đó hồi xưa thì tôi lấy tiền còn bây giờ tôi cho chạy không. Từ chỗ đó kéo dài, người Nhật đem về rồi khách hàng đem tới, người Việt Nam cũng đem tới.
Người thưa chuyện cùng quí vị nãy giờ là ông Phước, mà mọi người quen gọi là ông Sáu Đen, một trong vài ba người Việt đầu tiên từ năm 1998 khởi sự một nghề, gọi nôm na theo tiếng Việt mình là nghề buôn đồng nát sắt vụn, rồi từ đó phất lên thành một công ty chuyên thu gom và mua bán đồ điện cũng như hàng gia dụng phế thải ở Nhật Bản.
Nhật Bản này vấn đề an toàn, coi như có đồ gì hơi cũ thì ở đây không sửa chữa, sợ phát hỏa cháy nhà cháy cửa. Dọn nhà đường xa thì vận chuyển quá tốn, cho nên cái gì cũ là họ đem bỏ ra hố rác hết
ông Phước
Là một thuyền nhân được tàu Đài Loan vớt đưa vào Thái Lan, tiếp đó là Hongkong, Đài Loan, chặng dừng sau cùng là ba năm ở Philippines cho đến khi được phái đoàn Nhật nhận cho định cư năm 1993, con đường trở thành triệu phú rác thải của ông Sáu trên đất Nhật là một chặng đời vất vả, chịu khó để dẫn đến thành công như tên gọi của công ty bán đồ phế liệu Thành Công mà ông lập ra, tiếng Nhật là Seiko Shokai:
Đến Nhật tháng Bảy năm 1993, nhập khóa học Nhật ngữ 6 tháng, sau đó tôi về vùng quê Kakidaira. Tôi ở tuốt trong quê mà, nói đúng ra mình người tị nạn, ăn học xong rồi ra khỏi trung tâm thì mình cũng phải tự bươn tự chải nên quyết định ra đi làm.

Ông Phước người sáng lập công ty Thành Công Seiko Shokai. RFA
Ông Phước người sáng lập công ty Thành Công Seiko Shokai. RFA
Đi làm được 6 tháng, nhận thấy cuộc sống ở quê quá eo hẹp, lại nữa thời tiết mùa đông nơi đó rất lạnh, ông Sáu dọn về Utsunomiya. Tại Utsunomiya, công việc lao động nặng và phải bưng xách nặng khiến ông thường xuyên bị đau bên vai phải. Biết không thể làm mãi trong hãng xưởng xe hơi này lâu dài, ông nhờ bạn bè giới thiệu cho đi làm thợ hàn trên thành phố Yokohama gần Tokyo:
Tôi hàn những ống cống dưới lòng đất, hãng đó làm để xuất đi các nước, làm khoảng một năm rưỡi và lương cũng cao. Một tháng như vậy trừ hết rồi tôi còn khoảng gần 3000 đô.
Nhưng mà lúc tôi mới qua trung tâm tôi cũng đi làm mướn cho người ta, đi đóng ba cái đồ điện tử, đồ cũ đó,cho nên tôi cũng hiểu được và từ đó tôi quyết định nhảy ra làm nghề đồ cũ.
Đó là năm 1998, khởi đầu ông Sáu vừa đi làm vừa đi nhặt những vật dụng phế thải mà người ta bỏ vào hố rác, bán lại cho một người Việt Nam đã ra nghề trước ông:
Ở Nhật cứ năm bảy nhà thì nó có một hố rác, người ta bỏ ra đó thì mình đi lượm, thí dụ như ampli,loa, máy giàn, đầu máy nguyên bộ đó, hay là CD xách tay.Toàn bộ đồ cũ coi như đồ điện tử rồi máy móc xe hơi hoặc là xe hơi, máy cày, máy ủi này kia
ông Phước
Tại người ta ra trước người ta có hãng xưởng trước, còn mình không có hãng xưởng thì mình bán lại cho người ta. Ở Nhật cứ năm bảy nhà thì nó có một hố rác, người ta bỏ ra đó thì mình đi lượm, thí dụ như ampli, loa, máy giàn, đầu máy nguyên bộ đó, hay là CD xách tay.Toàn bộ đồ cũ coi như đồ điện tử rồi máy móc xe hơi hoặc là xe hơi, máy cày, máy ủi này kia.
Được gần một năm, thấy công việc mua bán vật liệu phế thải thuận lợi và tương đối kiếm được nhiều tiền hơn, ông bỏ công việc đang làm để quay sang mở công ty thầu đồ cũ. Cần nhớ đây cũng là công việc mà khi đó rất ít người nghĩ tới ở Nhật:
Học giả Đỗ Thông Minh và ông Phước còn gọi là anh Sáu. RFA
Học giả Đỗ Thông Minh và ông Phước còn gọi là anh Sáu. RFA
Tôi thấy đi làm thì cực khổ mà đi lượm thì cũng có ăn, từ ngày bỏ việc tôi bắt đầu mở hãng. Xin phép ở Nhật Bản này rất dễ, mình làm ăn đàng hoàng, xét trong hồ sơ xưa nay không vi phạm bất cứ điều gì thì họ cấp phép trong vòng có hai tuần. Ở Nhật này gọi là Ryxaikuru, tất cả những đồ cũ mà người ta xài qua rồi, từ xe cộ hay bất cứ cái gì là nó nằm trong giấy phép đó hết.
Tôi mướn chỗ, lấy tên viết tắt là TC, theo tiếng Việt là chữ Thành Công, tiếng Nhật dịch ra là Seiko Shokai, tôi thu mua xong thì nhân công của tôi xếp hàng nào đi nước nào là để theo nước nấy. Những cái ampli hay những cái CD có cái tôi mua 5 hay 10 mal tiền Nhật là năm bảy trăm đô, có cái tôi mua một hai chục mal là hai ba ngàn đô cũng có. Những đồ đó của Nhật bỏ ra nhưng mình đóng đi các nước. Đủ loại giá cả, có cái tôi bán qua Trung Quốc hàng tấn những vật dụng như máy may, quạt máy, lò hâm, bếp ga….
Còn những mặt hàng thành phẩm, nghĩa là còn nguyên vẹn và còn giá trị, thì đóng vô công te nơ, bán qua Trung Quốc, Hongkong, Pakistan, Africa, Nigeria, Thái Lan, Cambodia, Iran…
ông Phước
Những vật liệu phế thải vừa kể, ông Sáu kể tiếp, được phân phối cho những đại lý thu mua khác cả chục hoặc cả trăm tấn để họ chuyển xuống tàu và gởi sang Trung Quốc:
Còn những mặt hàng thành phẩm, nghĩa là còn nguyên vẹn và còn giá trị, thì đóng vô công te nơ, bán qua Trung Quốc, Hongkong, Pakistan, Africa, Nigeria, Thái Lan, Cambodia, Iran… .
Nhưng mà Việt Nam tuyệt đối là tôi tránh, làm ăn 20 năm nay tôi tránh, cái đó phải nói rõ ràng. Bán cái gì về thì có tên mình là chủ, tiền chuyển tới chuyển lui này kia, lỡ đồ người ta cấm hay lỡ bạn bè nó xin một hai món mình đóng về mà cái hàng nó không đúng, lỡ hải quan ghi hồ sơ rồi bắt mình cho nên Việt Nam là tôi không có làm.
Hiện tại có 9 người Việt làm trong hãng Thành Công của ông Sáu, người Nhật thì có gần 20 là những tài xế chuyên lái xe của công ty Thành Công, đi tìm kiếm và xin hay thu mua vật liệu phế thải. Khi mang hàng về, chủ nhân Thành Công là ông Sáu sẽ mua lại tất cả với công thức làm ít ăn ít làm nhiều ăn nhiều:
Mình có bán hàng cho khách ở trong nước Nhật rồi họ cũng xuất ra ngoài chứ người Nhật không xài đồ cũ đâu.
Theo như ông Sáu nói thì đó là những tập đoàn lớn có ký hợp đồng với bên Trung Quốc hoặc các nước khác để bán những loại rác điện tử hay rác công nghiệp mua từ công ty TC:
Cá nhân của tôi thì tôi nghĩ tôi đi con đường đúng, nhưng mà trăm người mười ý. Tuy rằng những đồ này ở xa mà nghe nói thì giống như đồ phế thải nhưng thật tình mà nói đa số là xài được, đa số là xài được. Thí dụ như cái máy lạnh ở Nhật này xài hết ga họ không có kêu thợ lại bơm đâu, tủ lạnh cũng vậy. Hoặc là dọn nhà họ cũng bỏ hết, đường xa tiền vận chuyển cũng bằng cái mới rồi.
Quan trọng là kiên nhẫn và chịu khó
Thầu thu gom và mua bán phế liệu là một công việc mà không mấy ai thích làm vì cho là thiếu vệ sinh. Thế nhưng quan điểm của ông chủ hãng Thành Công, xuất thân từ Ngã Ba Trung Lương tỉnh Tiền Giang, trở thành phú gia ở trên đất Nhật, lại rất khiêm tốn. Sự thành công có được tới hôm nay, ông Sáu thổ lộ, có thể là do may mắn và biết nắm bắt thời cơ, nhưng quan trọng nhất là kiên nhẫn và chịu khó:
Tôi nghĩ tôi đi con đường này thì gia đình có cơm no áo ấm, làm cái này thì nặng nhọc, ở ngoài trời thì nó hơi dơ dáy bụi bặm, nhiều lúc người ta không muốn nhúng tay vào. Còn mình thì nghĩ khác, kệ nó có dơ dáy chút xíu nhưng mà cuộc sống ổn định
Ông Sáu
...Tôi nghĩ tôi đi con đường này thì gia đình có cơm no áo ấm, làm cái này thì nặng nhọc, ở ngoài trời thì nó hơi dơ dáy bụi bặm, nhiều lúc người ta không muốn nhúng tay vào. Còn mình thì nghĩ khác, kệ nó có dơ dáy chút xíu nhưng mà cuộc sống ổn định, tương lai sau này cho mấy cháu vậy thôi.
Tôi nghĩ tôi đi con đường này thì gia đình có cơm no áo ấm, làm cái này thì nặng nhọc, ở ngoài trời thì nó hơi dơ dáy bụi bặm, nhiều lúc người ta không muốn nhúng tay vào. Còn mình thì nghĩ khác, kệ nó có dơ dáy chút xíu nhưng mà cuộc sống ổn định, tương lai sau này cho mấy cháu vậy thôi. Mình nghĩ vậy đúng hay sai cũng không biết được, mọi người nhận xét chứ còn thật tình không dám.
Tên thật của tôi cha mẹ đặt tên Phước, tôi thứ sáu trong gia đình. Khi tôi qua Philippines tôi làm thiện nguyện bên đó suốt luôn. Tôi lái xe rác, tôi hút nhà cầu, tôi làm cho đồng bào. Ở Phi cô cũng biết Palawan nắng cháy da người, 40 độ có, cây bình linh mà nó còn cháy luôn, tôi thì cứ đầu trần vậy rồi nó đen thui. Qua tới đây thấy tui đen người ta kêu Sáu Đen đó mà…chỉ có vậy thôi.
Giàu có như vậy, ông Sáu không bao giờ quên những ngày đổ mồ hôi sôi nước mắt đi nhặt rác chở rác trên chiếc xe đạp, cái thưở mà nhiều khi vớ được những món hời đã cho ông tiền đầy túi nhỏ:
Tại vì cái đầu máy ngày xưa, đầu máy video mà có chân, cái thời đó thì tôi bán được tới 150 hay 180 đô một cái. Tới ngày tôi bước ra nghề đồ cũ này một cái đầu máy chỉ còn được 48 đô thôi. Một con TV ngày xưa 29 inches bán được trên 100 đô, con TV 33 inches mình bán khoảng 180 đô. Bán cho người ta người ta phải đóng lại, người ta lấy lời riêng nữa đó. Một ngày tôi kiếm vài ba ngàn là chuyện quá bình thường, nhưng mà cái nghề này người ta không có biết, ít người Việt Nam làm lắm.
Sau khi tôi lấy bằng đàng hoàng hết rồi, tôi lái xe thì chuyện kiếm một ngày vài ba ngàn là nhắm mắt cũng có rồi. Tại vì cái bộ máy lạnh hồi xưa đó, người ta mua cái mới và tiệm phải tới gắn cho người ta rồi đem cái cũ về để hủy ra làm rác. Mình tới mình xin gặp năm mười bộ là người ta cho không, mình lấy người ta mừng lắm, đỡ tốn tiền vận chuyển đỡ tốn tiền hủy nữa, một cái mình bán tới gần 100 đô rồi. Hồi xưa xin một tiệm thôi là nó đầy xe rồi.
Ai cũng vậy, có công mài sắt có ngày nên kim, nhưng phải chọn đúng con đường mình đi, mình phải nhẫn nại. Ở Nhật Bản thì tôi mở mắt ra, người ta đưa chén cơm tới miễn mình đừng làm chuyện gì mà thấy khó chịu trong lương tâm là được rồi. Ráng chịu cực khổ, phải quyết định phải đeo cái nghề mới thành công. Ở Nhật Bản ngày xưa tôi thành công bằng chiếc xe đạp, tôi không có bằng lái, không thân nhân, một mình một ngựa tới Nhật Bản này. Tôi giàu có hôm nay, tôi có tiền ngày hôm nay thì nói thật mồ hôi tôi đổ bằng chiếc xe đạp là nhiều nhất.
Giá trị của công ty mua bán đồ cũ và hàng phế thải Thành Công Seiko Shokai được tính trên số tiền thuế đóng góp cho chính phủ Nhật mỗi năm. Đây cũng là niềm tự hào của ông Sáu:
Mỗi năm tôi đóng thuế 150.000 đô có, 140.000 đô có. Năm nào nhiều thì đóng hơn, ít thì đóng khoảng 120.000. Nói đúng ra thì năm nào hãng xưởng tôi cũng có ăn. Bây giờ phong trào nó quá nhiều, người Nhật còn nhiều hơn người mình nữa. Mà bây giờ hãng xưởng mình có tiếng có tăm rồi, cũng lớn lao, đất đai cái gì là cũng của mình toàn bộ hết, người ta muốn tranh cạnh với mình cũng hơi khó đó.
Thanh Trúc vừa giới thiệu đến quí thính giả một trường hợp điển hình của nghề mua bán đồ cũ và hàng phế thải, đặc biệt nói về những mặt hàng điện tử đã qua sử dụng cũng như các loại rác công nghiệp, mà một người Việt ở Nhật Bản, ông Phước tự Sáu Đen, trở thành giàu có nhờ theo đuổi và biết tính toán trong nghề này.
Mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi đến đây tạm dừng. Thanh Trúc xin hẹn tái ngộ tối thứ Năm tuần tới.

1 comment :

  1. Sống gần người giầu xướng thật ! Tục ngữ có câu : Làm đầy tớ thằng khôn, còn hơn làm thày thằng dại mà ?

    ReplyDelete